| Hotline: 0983.970.780

Thành tựu trong hoạch định chính sách chống biến đổi khí hậu

Thứ Tư 10/08/2022 , 08:36 (GMT+7)

Cà Mau đã tạo được những điểm nhấn nổi bậc, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau là một trong những tỉnh tại khu vực ĐBSCL thực hiệu quả tinh thần Nghị quyết 120, để nắm được những điểm nhấn nổi bật của tỉnh sau gần 5 năm triển khai thực hiện, PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.

Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 120, đến nay tỉnh Cà Mau đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, chủ trương thuận thiên từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng.

Đồng thời, huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên, bước đầu đạt một số kết quả đã góp phần giải quyết vấn đề BĐKH ở Cà Mau như sau:

Một là, hệ thống cơ chế, chính sách được rà soát, bổ sung và hoàn thiện: HĐND, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách hàng năm nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy thu hút đầu tư xã hội tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững, trong đó ưu tiên một số lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, hỗ trợ áp dụng các công nghệ mới, các giải pháp khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp với từng ngành, lĩnh vực,…Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế tự nhiên của tỉnh.

Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm Hội quán Tôm rừng Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Ảnh: Trọng Linh.

Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm Hội quán Tôm rừng Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Ảnh: Trọng Linh.

Hai là, chủ động thích ứng với BĐKH thông qua nâng cao năng lực quan trắc, giám sát khí hậu, dự báo sớm thời tiết, cảnh báo kịp thời thiên tai, chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp dựa trên các lợi thế tự nhiên.

Qua đó, đã nâng cao công tác dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo sớm thiên tai cả về chất lượng và thời gian dự báo, cảnh báo, góp phần quan trọng trong các giải pháp thích ứng như: tích nước, chuyển đổi thời vụ canh tác, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, gia cố bờ bao, bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất,...

Chủ động điều tra, khảo sát thăm dò, tìm kiếm và tổ chức khai thác hợp lý nguồn nước ngầm để cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong mùa khô và các đợt xâm nhập mặn.

Sản xuất nông nghiệp bước đầu được chuyển đổi theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, tôm - lúa) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, phù hợp với chủ trương tăng thủy sản, giảm lúa.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Từ đó, đã điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 4 địa bàn huyện (Đầm Dơi, Cái Nước, Thới Bình và U Minh) với tổng số 4 công trình khai thác có tổng lưu lượng 2.500 m3/ngày đêm, cung cấp khoảng 2.400 hộ dân, trên 10.000 người dân.

Đặc biệt, cấp nước khẩn cấp tỉnh đã đầu tư đưa vào khai thác 5 mô hình thu trữ nước mưa phục vụ ăn, uống sinh hoạt quy mô hộ gia đình và cộng đồng trên địa bàn tại các xã khó khăn về nguồn nước ngọt; lập bản đồ phân 4 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Ba là, xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ: Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp đa ngành, lĩnh vực dựa vào lợi thế của các vùng tự nhiên trong tỉnh, quán triệt quan điểm thuận thiên của Nghị quyết về thích ứng với BĐKH, đặc biệt thực hiện xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

Xây dựng hoàn thành Đề án Quản lý cao độ xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau có tính đến ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng và xây dựng định hướng phát triển thoát nước, chống ngập úng đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau có tính đến ảnh hưởng của BĐKH đến năm 2030.

Hiện tỉnh Cà Mau có khoảng 19.000ha tôm rừng đạt chứng nhận quốc tế. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện tỉnh Cà Mau có khoảng 19.000ha tôm rừng đạt chứng nhận quốc tế. Ảnh: Trọng Linh.

Bốn là, xây dựng các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng: Công tác quy hoạch đô thị trong thoát nước và chống ngập úng đô thị, khu công nghiệp và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu tái định cư ven biển được thực hiện (thực hiện 5 dự án tái định cư di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở nghiêm trọng, với tổng kinh phí 32 tỷ đồng) trong đó chú trọng đến tác động của BĐKH, nước biển dâng, đảm bảo ổn định lâu dài.

Đồng thời, triển khai thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ ven sông, gây bồi tạo bãi trồng rừng cửa sông, ven biển, dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, dự án nạo vét, nâng cấp hệ thống thoát nước, xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Xây dựng các dự án nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ đã góp phần từng bước hoàn thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.

Mô hình trồng lúa hữu cơ tại huyện Thới Bình (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình trồng lúa hữu cơ tại huyện Thới Bình (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông, Cà Mau có những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP?

Về thuận lợi: Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, có thể khẳng định tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi, chuyển mình mạnh mẽ theo hướng thuận thiên, bền vững; sinh kế, đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện.

Những kết quả trên đạt được là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc tích cực chủ động của các bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực của tỉnh. sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng và cả vùng nói chung, sự quan tâm và tham gia hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo sâu sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết cùng với những giải pháp hiệu quả.

Về khó khăn: Thứ nhất, sau gần 5 năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành mới, bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách cho riêng vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách này cần có thời gian để phát huy hiệu quả, đồng thời phải phù hợp với tổng thể chung của quy hoạch vùng.

Tỉnh Cà Mau, không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, thích ứng BĐKH phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau, không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, thích ứng BĐKH phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Ảnh: Trọng Linh.

Thể chế điều phối vùng vừa mới được hình thành và cần có thời gian để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối thực hiện các nhiệm vụ liên ngành, liên vùng, đặc biệt là đề xuất những dự án lớn, có sức lan tỏa, tạo xung lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: cơ sở hạ tầng, giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của doanh nghiệp, người dân,…

Thứ hai, Nghị quyết số 120/NQ-CP được ban hành sau Chương trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, nên mặc dù nguồn lực thực hiện Nghị quyết đã được quan tâm, thúc đẩy nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Phần lớn các công trình, dự án có tính liên vùng, liên ngành, có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng vẫn còn chậm triển khai thực hiện.

Thứ ba, chưa làm rõ được thế mạnh của vùng về nông nghiệp, du lịch, biển đảo để đề xuất các giải pháp hiệu quả, các chương trình, dự án thúc đẩy ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch, công nghiệp chế biến cũng như kinh tế nông nghiệp đồng bộ về thị trường, công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị và tính cạnh tranh của hàng hóa.

Vâng, xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.