| Hotline: 0983.970.780

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Thứ Sáu 24/05/2024 , 08:00 (GMT+7)

QUẢNG NINH TP Móng Cái cùng TP Đông Hưng (Trung Quốc) tích cực trao đổi để thống nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thông quan.

Khu vực cửa khẩu Cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái). Ảnh: Nguyễn Thành. 

Khu vực cửa khẩu Cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái). Ảnh: Nguyễn Thành. 

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Theo đại diện Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), từ đầu năm đến nay, dù lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giảm, song kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 1,35 tỷ USD, tăng hơn 25%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 786 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 564 triệu USD. Tổng số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu là 775 doanh nghiệp, tăng 203 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 281 doanh nghiệp mới. Thu ngân sách nhà nước đạt 807 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2023.

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tính đến ngày 19/05/2024 đạt trên 567.000 tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II, đã có trên 26.000 phương tiện gồm 12.750 phương tiện Việt Nam xuất cảnh, 13.300 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh, tăng 58% so cùng kỳ 2023, trung bình đạt 204 phương tiện/ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu đạt gần 400.000 tấn (nhập khẩu đạt 296.000 tấn, xuất khẩu đạt 104.000 tấn), tăng 46% so cùng kỳ 2023, bình quân đạt 3.120 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi ngày.

Còn tại Lối mở Km 3+4 Hải Yên, hàng hóa xuất khẩu đạt 11.300 phương tiện (6.800 phương tiện Việt Nam, 4.500 phương tiện Trung Quốc) chở gần 160.000 tấn hàng hóa (bình quân đạt 86 phương tiện/ngày, 1.200 tấn hàng/ngày) giảm 48% so cùng kỳ 2023. Trong đó, hoa quả đạt 64.000 tấn, bột sắn 10.500 tấn, thủy hải sản đông lạnh 60.000 tấn, hạt khô và hàng hóa khác 8.200 tấn; tôm, cua, cá sống 16.500 tấn. Hàng hóa nhập khẩu đạt 3.100 phương tiện Trung Quốc, vận chuyển 9.500 tấn hàng tạp, hàng vải (trung bình 24 phương tiện/ngày) giảm 53% so cùng kỳ năm 2023.

Khu vực Lối mở Km3+4 Hải Yên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Khu vực Lối mở Km3+4 Hải Yên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Từ ngày 7/4/2024, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã điều chỉnh mô hình giám sát quản lý thông quan tại các khu (điểm) mậu dịch cặp chợ biên giới. Theo đó, các lực lượng chức năng cửa khẩu TP Đông Hưng chính thức áp dụng thủ tục 8.000 nhân dân tệ đối với tất cả các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu qua cầu phao.

Cụ thể, trừ những hàng hóa được khai báo dưới danh nghĩa gia công chế biến tại địa phương, tiếp tục được áp dụng mô hình vận chuyển đi thẳng “cả xe vào, cả xe ra”, đối với những lô hàng khác sẽ được áp dụng tất cả mô hình làm thủ tục 8.000 nhân dân tệ/xe/người như trước khi có dịch.

Hiện nay, mô hình làm thủ tục 8.000 nhân dân tệ/xe/người tại khu vực Cầu phao km 3+4 Hải Yên được thực hiện linh hoạt hơn so với cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tuy nhiên chưa ổn định, do đó cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu suất thông quan.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt cho phép 3 bãi giám sát quản lý chỉ định tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II) được triển khai nghiệp vụ giám sát quản lý hàng hóa nhập khẩu từ ngày 06/12/2023, đối với các mặt hàng là thủy hải sản ướp đá nhập khẩu, động vật thủy sinh dùng làm thực phẩm nhập khẩu, giống cây trồng nhập khẩu.

Đến nay, ngoài những mặt hàng truyền thống, đã có tổng cộng 6 mặt hàng gồm: hàng hoa quả, lương thực, thủy hải sản ướp đá, động vật thủy sinh dùng làm thực phẩm, giống cây trồng và thảo dược được phép làm thủ tục nhập khẩu vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, chỉ một vài doanh nghiệp đăng ký thủ tục thông quan do việc thông quan những mặt hàng này qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II của Trung Quốc là xuất theo hình thức chính ngạch, không kèm theo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoặc áp dụng chính sách đối với cư dân biên giới, nên phải áp mức thuế cao hơn so với thông quan tại lối mở/cặp chợ biên giới khác.

Đại diện Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái cho biết, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách điều tiết hàng hóa trên tuyến biên giới, tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm nghiệm, truy suất hồ sơ doanh nghiệp theo Lệnh 248, 249 đối với các mặt hàng nông, thủy sản tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng chặt chẽ hơn. Thời gian kiểm nghiệm, kiểm dịch kéo dài hơn so với các cặp cửa khẩu trên tuyến Lạng Sơn, Lào Cai.

Tháo gỡ khó khăn, thu hút doanh nghiệp

UBND TP Móng Cái đã chỉ đạo các ngành khối cửa khẩu triển khai, phối hợp có hiệu quả phương án phân luồng kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, lối mở đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, không xảy ra hiện tượng ùn tắc cục bộ trong khu vực cửa khẩu.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra vụ việc mất an ninh, an toàn tại khu vực cửa khẩu; tuyên truyên, vận động nhân dân, cư dân biên giới chấp hành tốt pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, tích cự tham gia tố giác tội phạm về các hành vi tập kết, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu.

Cán bộ hải quan TP Móng Cái làm thủ tục cho doanh nghiệp thông quan. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ hải quan TP Móng Cái làm thủ tục cho doanh nghiệp thông quan. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình thông quan tại các cửa khẩu, lối mở; chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố chủ động nắm bắt thông tin, tình hình biên giới, cửa khẩu, những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu của nước ta và nước bạn để kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp chủ động điều tiết lượng hàng hóa.

Thành phố đã chỉ đạo các ngành khối cửa khẩu tiếp tục tạo điều kiện, giải quyết thủ tục nhanh chóng, có giải pháp và chính sách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút, giữ chân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ổn định lâu dài trên địa bàn; tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình để trục lợi, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu. Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi có chính sách hỗ trợ giảm chi phí bốc xếp hàng hóa, hiện đại hóa trang thiết bị, kịp thời khắc phục tình trạng bến bãi xuống cấp, cắt giảm các chi phí khác phát sinh.

UBND TP Móng Cái đã chủ động tổ chức các hội đàm, trao đổi với Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Trung Quốc) để thống nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút và giữ chân doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thông quan.

Cụ thể, TP Móng Cái đã gửi thư trao đổi, đề nghị TP Đông Hưng báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền phía Trung Quốc đồng ý cho 2 địa phương thực hiện thí điểm mô hình thông quan bình thường tất cả các ngày trong tuần, cả thứ 7 và chủ nhật (trừ ngày lễ, tết) tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II; thời gian thực hiện trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Trung Quốc là thị trường tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trung Quốc là thị trường tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Kết thúc thời gian thực hiện mô hình thông quan thí điểm, hai bên tổ chức hội đàm, đánh giá kết quả triển khai thực điện thí điểm mô hình thông quan, làm cơ sở để hai bên tiếp tục hoặc điều chỉnh phương thức thông quan phù hợp. 

Bên cạnh đó, UBND TP Móng Cái tiếp tục báo cáo đề xuất với UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan hội đàm với cấp tương ứng phía Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác xây dựng cửa khẩu cầu Bắc Luân III là lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc); hợp tác mở 1 cặp cửa khẩu đường sắt quốc tế Móng Cái – Đông Hưng; nâng cấp Lối mở Km3+4 Hải Yên/Cặp chợ biên giới Đông Hưng và cửa khẩu Ka Long – Bến Biên mậu Đông Hưng (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương...

TP Móng Cái đề nghị nước bạn có các cơ chế chính sách thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa đồng bộ thống nhất, ổn định tại các cặp cửa khẩu đường bộ biên giới của các tỉnh phía Bắc và tạo điều kiện nới lỏng về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa qua cặp cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng tương tự như các cặp cửa khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng… để thu hút và giữ chân doanh nghiệp thông quan qua cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc).

Xem thêm
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Agri Vietnam 2024

TP.HCM Hơn 100 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu, trưng bày máy móc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp tại Agri Vietnam 2024.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được trao giải 'Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á'

Sau Giải thưởng Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024, Tổng Giám đốc GrowMax Group Mai Văn Hoàng tiếp tục được vinh danh là ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á’.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm