| Hotline: 0983.970.780

Thất bát vì xuống giống lúa tự phát

Thứ Ba 23/03/2021 , 14:40 (GMT+7)

Mặc dù không có trong cơ cấu mùa vụ và được khuyến cáo không gieo sạ nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp xuống giống, dẫn đến thiệt hại nặng.

Sản xuất không theo quy hoạch

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có báo cáo về tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân huyện U Minh Thượng bị thiệt hại do hạn, mặn xâm nhập.  

Theo đó, trong các năm gần đây, trên vùng đất quy hoạch sản xuất 2 vụ lúa/năm, tại 3 xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh và Thạnh Yên (huyện U Minh Thượng), nông dân tự phát gieo sạ thêm lúa vụ 3 trên nền đất lúa đông xuân sau khi thu hoạch xong.

Lúa vụ 3 ở huyện U Minh Thượng bị thiếu nước tưới do hạn mạn, một số diện tích lúa bắt đầu bị cháy khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ảnh: Đào Chánh.

Lúa vụ 3 ở huyện U Minh Thượng bị thiếu nước tưới do hạn mạn, một số diện tích lúa bắt đầu bị cháy khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ảnh: Đào Chánh.

Báo cáo của UBND huyện U Minh Thượng cho biết, diện tích lúa vụ 3 của huyện chủ yếu ở 3 xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh và Thạnh Yên, nông dân gieo sạ lại trên nền đất lúa đông xuân sớm sau khi thu hoạch xong. 

Trà lúa này thường hiệu quả không cao, năng suất thấp và ảnh hưởng mặn cuối vụ. Bên cạnh đó, nếu sản xuất lúa 3 vụ, sẽ làm thay đổi cơ cấu thời vụ sản xuất trên địa bàn, do đó huyện không khuyến cáo sản xuất.

Trong vài năm gần đây, diện tích đất sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã giảm đáng kể. Cụ thể, trong mùa vụ 2018-2019 là 3.615 ha, mùa vụ 2019 - 2020 giảm còn 2.781 ha và vụ mùa 2020 - 2021 chỉ có hơn 589 được gieo sạ. Trong đó, xã Hòa Chánh là hơn 374 ha, xã Vĩnh Hòa gần 200 ha và xã Thạnh Yên là 15 ha.

“Việc nông dân tự phát sản xuất lúa vụ 3 tại huyện U Minh Thượng như nêu trên là không đúng theo quy hoạch cơ cấu mùa vụ sản xuất của tỉnh và huyện đã phê duyệt, không nằm trong kế hoạch sản xuất năm 2020 - 2021”, Tổ công tác của Sở NN-PTNT sau khi kiểm tra lúa bị thiệt hại đánh giá.

Không có nguồn nước để cứu lúa

Mặc dù đã có các chỉ đạo cụ thể từ UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, UBND huyện U Minh Thượng cũng đã có nhiều chỉ đạo bằng văn bản, Phòng NN-PTNT huyện và UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tuân thủ cơ cấu mùa vụ của tỉnh, huyện đưa ra, không gieo sạ tiếp lúa vụ 3.

Kết quả chỉ đạo của huyện đã đem lại hiệu quả tích cực, đó là diện tích sản xuất lúa vụ 3 năm nay đã giảm nhanh so với các năm trước.

Tuy nhiên, do áp lực bỏ đất trống một vụ, năm nay giá lúa lại cao nên nông dân đã tiếp tục xuống giống hơn 589 ha lúa vụ 3 và không đạt hiệu quả cao, nhiều diện tích đã bị thiệt hại.

Hiện nay, đối với diện tích hơn 589 ha lúa vụ 3 tại huyện U Minh Thượng, nông dân đã thu hoạch được 56 ha, năng suất ước đạt 4,5 tấn/ha, có một số diện tích hơn 5 tấn/ha. Còn lại 383 ha đang trong giai đoạn chín và 150 ha đã trổ đều và đang trong giai đoạn vào chắc hạt.

Riêng đối với 150 ha này, khả năng thiếu nước và ảnh hưởng đến năng suất là rất cao. Cụ thể, qua khảo sát của ngành chuyên môn huyện và UBND các xã, có khoảng 60 ha ước bị thiệt hại trên 70%, gồm xã Vĩnh Hòa 20 ha, xã Hòa Chánh 35 ha và xã Thạnh Yên 5 ha. Còn lại 90 ha thiệt hại từ 30-70%, gồm xã Vĩnh Hòa 30 ha và  xã Hòa Chánh 60 ha.

Nguyên nhân thiệt hại chủ yếu do số diện tích nói trên gieo sạ trễ hơn so với những diện tích còn lại, vào khoảng cuối tháng 12/2020 đến trung tuần tháng 1/2021. Một phần do điều kiện đất đai, điều kiện canh tác của mỗi người dân khác nhau và sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, về công tác thủy lợi, khu vực huyện U Minh Thượng là vùng xa nguồn sông Hậu, hệ thống công trình kiểm soát mặn do Trung ương và tỉnh đầu tư còn chưa đồng bộ. Do vậy, đây còn là vùng nhiễm mặn hàng năm, thiếu nguồn nước ngọt. Trong mùa khô, nguồn nước ngọt cho vùng này chỉ có được từ lượng mưa nội vùng.

Theo kế hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất vụ mùa và đông xuân 2020-2021, từ khoảng giữa tháng 1/2021, sau khi thu hoạch xong lúa vụ mùa và lúa đông xuân, đã mở các cống, đập để lấy nước mặn phục vụ cho vụ tôm nuôi nước lợ năm 2021. Do đó, toàn bộ hệ thống kênh trong vùng U Minh Thượng đều bị nhiễm mặn cao, từ tháng 1 đến tháng 6/2021, không thể đảm bảo nhu cầu nước ngọt cho sản xuất lúa vụ 3.

Thống kê cho thấy, trong 3 năm gần đây, nông dân huyện U Minh Thượng bất chấp khuyến cáo, tiếp tục xuống giống lúa vụ 3 và đều bị thiệt hại nặng do hạn, mặn xâm nhập, thiếu nước tưới.

Cụ thể, năm 2019, gieo sạ 3.615 ha, có 418 ha bị thiệt hại từ 30 - 70%. Năm 2020, xuống giống 2.718 ha, có trên 1.522 ha bị thiệt hại, trong đó thiệt hại từ 30-70% là 1.196 ha, thiệt hại trên 70% là 326 ha. Năm 2021 có 589 ha được gieo sạ, đến nay đã thu hoạch được 56 ha, năng suất 4,5 tấn/ha. Hiện có 383 ha đang trong giai đoạn chín - thu hoạch, năng suất ước đạt khoảng 4 tấn/ha. Còn lại 150 ha mới trổ đều, trong số này ước sẽ có 90 ha thiệt hại từ 30-70% và 60 ha thiệt hại trên 70%.

Xem thêm
Thủ tướng làm Trưởng ban sắp xếp, tinh giản bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên

Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.