| Hotline: 0983.970.780

Thầy thuốc trên mặt trận phòng chống 'bệnh lạ"

Thứ Sáu 25/02/2011 , 10:04 (GMT+7)

Môi trường Bệnh viện Nhiệt đới là nơi cho TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu cơ hội gặp nhiều “bệnh lạ”

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu
Người Bệnh nhiễm ký sinh trùng (KST) xem ra không phải mới lạ, tỷ lệ dân số nhiễm bệnh không ít, ấy vậy nhưng khi mắc bệnh, rất nhiều người dân không biết phải đi đâu điều trị. Và không phải cơ sở y tế nào cũng có khả năng phát hiện đúng bệnh và điều trị được bệnh. Rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh miền Trung và miền Tây, sau khi đã đi vòng quanh các bệnh viện điều trị “bệnh lạ”, cuối cùng nhập Bệnh viện Nhiệt đới để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Lý do chính là đa số các bác sĩ trẻ ngày nay không muốn chọn chuyên khoa về KTS để theo đuổi. Chính vì vậy, tôt rất ngạc nhiên khi gặp anh, một bác sĩ trẻ lại miệt mài theo đuổi nghiên cứu và đi sâu vào ngành KST, đó là - TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, khi ra trường là bác sĩ của khoa hồi sức cấp cứu 8 năm. Với ngần ấy năm kinh nghiệm đủ để anh là bác sĩ được trọng vọng ở khoa quan trọng. Tuy nhiên, môi trường Bệnh viện Nhiệt đới lại là nơi cho anh cơ hội gặp nhiều “bệnh lạ” mà nguyên nhân thật đơn giản, nhiễm KST. BS Mạnh Siêu kể: Có nhiều bệnh trước đó mình chỉ nghe tả trong y văn chứ rất hiếm khi nghe nói đến ở lâm sàng. Những tưởng bệnh rất hiếm hoặc đã biến mất, đến khi bệnh xuất hiện ở chính những bệnh nhân của mình như sán dải heo, sán dải bò… Hoặc nhiều người bỗng bị nổi nhiều vết áp-xe ngoài da… điều trị da liễu mãi không hết, lọ mọ đi khắp các bệnh viện mới được chuyển về Bệnh viện Nhiệt đới điều trị bệnh KST lạc chỗ. Nhiều người bệnh nặng, phải trị hơn 3 tháng mới hết nhưng các vết áp-xe thì không xóa được, trở thành mô chai khó điều trị.

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu- Khoa Khám bệnh, BV Nhiệt đới TPHCM chia sẻ: Bệnh nhiễm KST rất phổ biến trong cộng đồng, nếu chỉ tính riêng KST lạc chỗ thì có đến 30% bệnh nhân đến bệnh viện xét nghiệm bị nhiễm, ở khu vực miền Trung, 60-70% cộng đồng nhiễm sán lá gan (tuy nhiên chỉ 10% biểu hiện bệnh rõ ra bên ngoài). Ở các tỉnh miền Đông nam Bộ lại có nhiều bệnh nhân nhiễm giun lươn, giun móc từ ấu trùng giun lươn sống trong các vùng nước đọng, ao hồ… Nhiễm KST hầu như chỉ gây cho người bệnh tình trạng da xanh xao, thiếu máu… chứ không chết ngay nên người bệnh ít chú ý. Chỉ đến khi bị biến chứng nặng như KST đi lạc vào não, phổi, mắt… bệnh nhân mới vào cấp cứu và đôi khi quá trễ, khó cứu. Ông H.Th. C. (64 tuổi, TP.HCM) mắc chứng bệnh lạ 3 năm nay, vì toàn thân da bong tróc lở loét, đau cơ, mặt mũi biến dạng, phù nề, rối loạn tiêu hóa kéo dài nhưng điều trị nhiều nơi vẫn không khỏi. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, ông T. được các bác sĩ xác định nhiễm ký sinh trùng độc hại do thường xuyên ăn các món ăn tươi sống...Chỉ trong năm 2010, bệnh viện tiếp nhận gần 8.000 bệnh nhân khám bệnh nhiễm ký sinh trùng, có khoảng 100 bệnh nhân phải sống đời sống thực vật và 10 bệnh nhân tử vong. “Bệnh nhân đến từ các tỉnh từ miền Trung có tỷ lệ nhiễm sán lá lớn ở gan cao nhất.”- bác sĩ Siêu nhấn mạnh.

Khi Bệnh viện Nhiệt đới mở phòng khám điều trị bệnh nhiễm KST, các bệnh viện biết nơi đây có khoa điều trị để gửi bệnh nhân đến, thì nay, nhiều bác sĩ trẻ đã bắt đầu nhìn ngó và xin theo học. Nỗi lo lớp bác sĩ già chuyên khoa này về không có người kế tục đã hết, giờ đây, trọng trách phát triển chuyên ngành để nhiễm KST không còn là “bệnh lạ”, khó chữa trong cộng đồng là trách nhiệm của đội ngũ trẻ. TS.BS Mạnh Siêu cười kể: Khi đề nghị Ban Giám đốc cho mở phòng khám chuyên khoa, ai cũng ngại chẳng có bệnh nhân đến khám. Số lượng bệnh ban đầu tìm đến ít đến nỗi tôi không dám đề nghị chi tiền bồi dưỡng trực khám. Có ngày chỉ 2-3 bệnh nhân/ buổi. Một năm trước, mỗi ngày chỉ có 10 - 20 bệnh nhân khám thì nay con số này lên đến gần 70. Nay thì bác sĩ của khoa đã có thể an tâm nhận tiền bồi dưỡng trực khám mà không thấy ngại. TS.BS Trần Mạnh Siêu chia sẻ: Tỷ lệ người bệnh nhiễm KST trong cộng đồng nói chung và nông dân nói riêng rất cao, bởi các nguồn nhiễm ở khắp mọi nơi.

Có 4 nguồn nhiễm chính để liệt kê như: : KST lây qua đất thì phổ biến có giun móc, giun lươn, KST lây qua nước như Entamoeba histolytica, Cryptosporidium sp, Balantidium coli, Fasciola hepatica (sán lá gan), Angiostrongylus, Strongyloides stercoralis, Ankylostoma duodenal, Necator americamus… Nhiễm KST từ nguồn rau có các loại như trùng lông, trùng roi, bào nang amip (E.histolytica, E.coli), ấu trùng giun Angiostrongylus cantonensis….Nguồn thủy sản thì luôn có các KST giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan và sán lá phổi, gây đau bụng ở vùng gan, tiêu chảy, táo bón; dễ gặp phải sán lá ruột và sán dải heo... rình rập chúng ta. Các loại ký sinh trùng độc hại như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan, sán lá phổi, sán lá ruột và sán dải heo luôn “có mặt” trong các món thịt tái sống, nhất là thịt các động vật hoang dã nấu chưa chín hoặc ăn sống. Vì vậy những người thường xuyên ăn rất dễ nhiễm phải. Bệnh giun xoắn có thể gây phù mắt, nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài… Trường hợp nhiễm giun xoắn số lượng lớn có thể gây ra liệt cơ, teo cơ, thậm chí suy hô hấp và tử vong.

 Trăn trở của anh khi ngày Thầy thuốc Việt Nam cận kề, ấy là, truyền thông tuyên truyền làm sao để bà con phải biết tự bảo vệ mình khi nguồn nhiễm KST có ở khắp mọi nơi. Cần khuyến cáo người dân chú ý ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Luôn thực hiện “nguyên tắc vàng”: Chọn thực phẩm tươi sạch; ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả ăn sống; ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong… Và anh mong sao, đội ngũ bác sĩ các địa phương quan tâm hơn đến lĩnh vực khám và điều trị bệnh nhiễm KST.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm