| Hotline: 0983.970.780

Thêm 24 ca mắc Covid-19 mới trong nước

Thứ Năm 27/05/2021 , 06:59 (GMT+7)

Sáng 27/5, Bộ Y tế cho biết có thêm 24 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước, riêng Bắc Giang có 23 ca, Lạng Sơn 1 ca. Việt Nam đã có 6.111 bệnh nhân Covid-19.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay tập trung vào khoảng 20% bệnh nhân có thể diễn biến nặng. Trong số này, 10% có thể diễn biến từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu; 5% diễn biến chuyển thành nặng và 5% thành rất nặng.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay tập trung vào khoảng 20% bệnh nhân có thể diễn biến nặng. Trong số này, 10% có thể diễn biến từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu; 5% diễn biến chuyển thành nặng và 5% thành rất nặng.

Bản tin sáng 27/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 24 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước, riêng Bắc Giang có 23 ca, Lạng Sơn 1 ca. Việt Nam hiện đã có 6.111 bệnh nhân Covid-19.

Tính đến 6h ngày 27/5, Việt Nam có tổng cộng 4.621 ca ghi nhận trong nước và 1.490 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 3.051 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

24 ca ghi nhận trong nước: CA BỆNH BN6088 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nam, 49 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đã được cách ly từ trước; liên quan dịch tễ với BN3482. Kết quả xét nghiệm ngày 26/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN6089 - BN6111 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu phong tỏa liên quan đến các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh: CA BỆNH BN6087 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hà Nội: nữ, 35 tuổi, quốc tịch Ấn Độ. Ngày 07/5/2021, từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hà Nội. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 25/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

Ngày 26/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia đã có công điện gửi Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, yêu cầu khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu đặc biệt là máy thở, hệ thống ôxy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa tỉnh,thành phố và các bệnh viện được phân công thu dung điều trị ca bệnh Covid-19.

Với các tỉnh,thành phố chưa phát hiện ca bệnh Covid-19, lập tức cử ngay các kíp điều trị đi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối (hoặc đào tạo trực tuyến).

Đồng thời Thứ trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và giám đốc các bệnh viện rà soát lại năng lực điều trị người bệnh Covid-19 của các bệnh viện trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận, cách ly và điều trị người bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.

Cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng phương án phân công ít nhất một bệnh viện trong địa bàn làm bệnh viện dã chiến (căn cứ theo quy mô dân số địa phương), trong đó có bố trí khu cấp cứu, hồi sức tích cực và chuẩn bị các trang thiết bị, khí y tế và các điều kiện khác.

Bộ Y tế đề nghị Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện; chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị các ca bệnh Covid-19 trên địa bàn. Hiện Bộ Y tế đã chỉ đạo giao Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Phổi T.Ư, Bệnh viện Chợ Rẫy... là những nơi rất mạnh về hồi sức tích cực hỗ trợ Bắc Giang điều trị bệnh nhân nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định, Việt Nam vẫn đang làm chủ được tình hình. Dù vậy, do số lượng bệnh nhân tại các khu công nghiệp đông nên lực lượng điều trị cần cảnh giác, tập trung trí tuệ và các biện pháp, cố gắng giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất.

Chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay tập trung vào khoảng 20% bệnh nhân có thể diễn biến nặng. Trong số này, 10% có thể diễn biến từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu; 5% diễn biến chuyển thành nặng và 5% thành rất nặng.

“Khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng, cơ thể ít biến đổi. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải cảnh giác ngay cả với những người ít triệu chứng, cần phải được đưa vào điều trị ở những nơi đảm bảo cách ly an toàn, theo dõi sát sao. Chúng tôi đã họp với GS.TS Nguyễn Gia Bình, chuyên gia về Hồi sức tích cực để thảo luận, và sẽ sớm thống nhất, đưa ra các tiêu chí về nhịp thở, mạch, huyết áp... để có thể tiên lượng những ca có nguy cơ diễn biến nặng sớm nhất, kịp thời can thiệp điều trị, điều trị tập trung nhất để tránh nguy cơ tử vong”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Đến ngày 26/5, có 25 trường hợp nguy kịch, trong đó 21 bệnh nhân phải thở ôxy xâm nhập/ICU, 4 ca còn lại can thiệp ECMO. Có 96 bệnh nhân tiên lượng nặng; 102 bệnh nhân nặng, ngửi oxy; 14 bệnh nhân nặng thở máy không xâm nhập. Khoảng 1.450 bệnh nhân mắc Covid-19 không có triệu chứng; 1.187 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nhẹ.

    Tags:
Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.