| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

Thứ Năm 26/09/2024 , 18:37 (GMT+7)

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.

Đây là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chỉ đạo sau hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra mới đây.

Sau 2 năm triển khai đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu được đưa vào sử dụng, phục vụ tốt cho việc vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất về nhà máy chế biến tại địa phương.

Sau 2 năm triển khai Đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Ảnh: NNVN.

Sau 2 năm triển khai Đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Ảnh: NNVN.

Bên cạnh đó, nhiều HTX được thành lập mới và củng cố, cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ phần mềm kế toán HTX, phần mềm nhật ký sản xuất; hình thành được hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất, liên kết thị trường, phát triển HTX, tín dụng.

Các địa phương đã tập trung triển khai hiệu quả các dự án liên kết theo chuỗi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và có chính sách hỗ trợ đất lúa, huy động được sự tham gia và đối ứng kinh phí khá lớn của các HTX, doanh nghiệp.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, 13 tỉnh tham gia Đề án và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án nhằm hoàn thành các mục tiêu, nội dung, kế hoạch đã đề ra đến năm 2025.

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các HTX, thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu nhằm mở rộng quy mô thành viên tham gia, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, làm việc với các viện, trường thuộc Bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các HTX, thành viên HTX và nông dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

Đề án đưa nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu vào sử dụng. 

Đề án đưa nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu vào sử dụng. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho HTX. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu. Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản đạt chuẩn.

Đối với chính sách tín dụng và bảo hiểm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp với Agribank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng để triển khai thí điểm chính sách tín dụng gắn với bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu. Trước mắt, rà soát nhu cầu tín dụng của các HTX, doanh nghiệp và thí điểm trong các vùng nguyên liệu lúa gạo ở vùng ĐBSCL và cà phê ở vùng Tây Nguyên.

Đối với Ban quản lý các Dự án nông nghiệp, với vai trò chủ đầu tư, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng vùng nguyên liệu, đưa công trình vào sử dụng trước 31/12/2024. Phối hợp rà soát, hoàn thiện thủ tục pháp lý và triển khai đầu tư các hạng mục nhà kho kết hợp trưng bày sản phẩm, sân bãi tập kết gỗ.

Bên cạnh đó, Ban quản lý các Dự án nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương đánh giá hiệu quả dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng đề xuất mở rộng dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2026 - 2030.

Sẽ thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Ảnh: NNVN.

Sẽ thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Ảnh: NNVN.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông và hỗ trợ tổ KNCĐ trong việc phát triển vùng nguyên liệu, tư vấn kỹ thuật, liên kết thị trường và tiếp cận khoa học công nghệ, tín dụng. Thí điểm sự tham gia của KNCĐ vào tổ chức của các HTX nông nghiệp.

Các đơn vị khác (Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Trường Chính sách công và PTNT, các viện, trường) cần hỗ trợ đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho HTX; mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động. Hỗ trợ cấp mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, phối hợp tổ chức Diễn đàn 970 để kết nối thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm vùng nguyên liệu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị 13 tỉnh tham gia Đề án bố trí kinh phí và phối hợp triển khai, hỗ trợ pháp lý và cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ cấp mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 có sự tham gia của 13 tỉnh gồm Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.