| Hotline: 0983.970.780

Thị trường cây giống 'đóng băng'

Thứ Tư 15/09/2021 , 18:29 (GMT+7)

BẾN TRE Tại Bến Tre, thị trường giống cây ăn quả gần như 'đóng băng'. Tuy nhiên, nhiều chủ vườn cũng đã chuẩn bị phương án tái sản xuất, cung ứng cho thị trường sau dịch bệnh...

Theo các hộ sản xuất giống cây ăn quả ở tỉnh Bến Tre, giá cây giống ở thời điểm này giảm hơn 30% so cùng vụ các năm trước. Trong đó các loại giống cây mít, ổi, mãng cầu... rất khó tiêu thụ.

Sản xuất cây giống là nghề truyền thống của người dân tỉnh Bến Tre cung cấp cho thị trường khắp cả nước, thậm chí xuất khẩu sang Campuchia, Lào. Chỉ tính riêng tại huyện Chợ Lách, hàng năm sản xuất được khoảng 40 triệu cây giống các loại.

Những năm qua, nghề làm cây giống đã đem lại nguồn thu rất lớn cho hộ gia đình và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do đầu ra gặp khó bởi dịch bệnh Covid-19 nên nghề sản xuất cây giống ở tỉnh Bến Tre đang chững lại, nông dân cố gắng giải quyết đầu ra cho các sản phẩm tồn đọng.

Do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19, giá và lượng tiêu thụ nhiều loại cây giống giảm mạnh. Ảnh: Minh Đảm.

Do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19, giá và lượng tiêu thụ nhiều loại cây giống giảm mạnh. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trần Huỳnh Trần Quốc Phi, chủ 6 trang trại sản xuất cây giống tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đang tồn động hơn 200 nghìn cây giống các loại chia sẻ: Sản lượng cây giống năm nay ít hơn năm rồi. Giá cây giống trên thị trường hiện giảm 15 - 20% so với bình thường. Có những loại sụt giá rất sâu như cây mít sụt 30%, cây mãng cầu, cây ổi sụt hơn 50%.

"Do dịch bệnh nên thị trường cây giống gần như đóng băng, nhiều loại cây giống rất khó bán, chỉ có một vài đơn hàng lẻ từ Tây Nguyên”, ông Phi cho biết.

Còn ông Nguyễn Công Thành, nhà vườn chuyên cung cấp các loại cây giống đặc sản như sầu riêng Musang king, vú sữa Mica… ở ấp Phụng Châu xã Sơn Định, huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho cũng biết, hơn hai tháng qua, ông tạm đóng cửa cơ sở. Hiện tình hình dịch bệnh mới tạm lắng nên ông mới mở cửa buôn bán lại.

Ông Nguyễn Công Thành cho biết: Thời gian dịch bệnh căng thẳng cũng có nhiều khách hàng gọi điện nhưng ông không dám mở cửa bán. Bây giờ, cơ sở cũng chỉ hoạt động cầm chừng, có thể rất lâu nữa mới phục hồi lại thị trường như trước được. "Hiện tôi đang chuẩn bị các vườn cây giống đầu dòng như thanh nhãn, mít ruột đỏ, nhãn xuồng cơm vàng, mít Mã Lay trái dài, bơ 034 để khi nền kinh tế mở cửa lại thì có sẵn nguồn hàng cung cấp...", ông Thành cho biết kế hoạch. 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.