| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ

Thứ Sáu 08/07/2022 , 08:00 (GMT+7)

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, số lao động có việc làm tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022...

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, số lao động có việc làm tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh minh họa: TTXVN.

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, số lao động có việc làm tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh minh họa: TTXVN.

Sáng 6/7, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo về tình hình lao động - việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2022.

Tại cuộc họp báo, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho biết, lực lượng lao động tăng nhanh, quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, số lao động có việc làm tăng mạnh; thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các vùng. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng có sự phục hồi đáng kể nhất; tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện, đặc biệt là ở khu vực dịch vụ; thu nhập bình quân của người lao động quý II tiếp tục ghi nhận mức tăng so với quý trước…

Cụ thể, trong quý II, lực lượng lao động tăng mạnh lên 51,6 triệu người, tăng 0,5 triệu người so với quý I/2022; lao động có việc làm phục hồi mạnh mẽ đạt 50,5 triệu người, trong đó, lao động trong khu vực dịch vụ tiếp tục thu hút lao động mạnh mẽ sau mức giảm chạm đáy vào quý III năm 2021.

Lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,8 triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước. Trong 3 quý gần đây nhất, bình quân mỗi quý, khu vực này đón nhận thêm gần 900 nghìn lao động, cao hơn rất nhiều so với mức tăng của 2 khu vực còn lại nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng. 

Trong quý II/2022 cả nước chỉ còn hơn 8,0 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, giảm hơn một nửa so với quý trước (tương ứng giảm 8,9 triệu người) và giảm 4,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục tăng so với quý trước đạt 6,6 triệu đồng, tăng 0,2 triệu đồng so với quý I/2022, tăng 0,5 triệu đồng so với quý II/2021. Trong đó, 5 tỉnh thành phố có thu nhập bình quân tháng của người lao động cao nhất cả nước gồm: TP Hồ Chí Minh (9,1 triệu đồng), Bình Dương (8,9 triệu đồng), TP Hà Nội (8,7 triệu đồng), Đồng Nai (8,6 triêu đồng), Bắc Ninh (8,3 triệu đồng).

Tính đến ngày 22/6/2022, cả nước có 25.660 người lao động (tương đương số tiền 14,124 tỷ đồng) nhận được hỗ trợ tiền thuê nhà từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, chính sách này đã tạo thêm động lực giúp người lao động yên tâm quay trở lại làm việc. Nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31 vừa qua được tổ chức tại Việt Nam làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ nhộn nhịp và sôi động.

Nhờ đó, tình trạng thất nghiệp quý II/2022 đã giảm đi đáng kể. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2022 là gần 1,1 triệu người, giảm 41,6% nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2022 là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã đề xuất một số khuyến nghị để đảm bảo thị trường lao động - việc làm tiếp tục phục hồi và phát triển hiệu quả.

Theo ông Tiến, cần tiếp tục nhất quán phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19”, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, nhất là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường và xuất hiện các biến chủng mới;

Cần sẵn sàng có kịch bản để đối phó với các biến thể mới dự kiến sẽ có thể xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới;

Cùng đó, chú trọng kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu để ổn định an sinh xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đặc biệt những người chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19;

Ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, chú trọng trong hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...