| Hotline: 0983.970.780

Thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu, bò sinh sản

Chủ Nhật 17/12/2023 , 16:45 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đại Từ đã hỗ trợ về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc để bà con thoát nghèo.

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng.

Tham gia Tiểu dự án 1 có 489 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo là thành viên các tổ hợp tác sản xuất chè và chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở các xã An Khánh, Tân Thái, Khôi Kỳ…

Trâu do huyện Đại Từ hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo tại xã Khôi Kỳ. Ảnh: Quang Linh.

Trâu do huyện Đại Từ hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo tại xã Khôi Kỳ. Ảnh: Quang Linh.

Theo đó, các hộ chăn nuôi trâu, bò sinh sản được hỗ trợ về con giống, kỹ thuật chăm sóc. Ngoài 60% kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các hộ tham gia Tiểu dự án 1 đối ứng 40% kinh phí.

Dự án Hỗ trợ chăn nuôi trâu sinh sản giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Khôi Kỳ được thực hiện trong 24 tháng (từ năm 2023-2025) với tổng kinh phí hơn 370 triệu đồng.

Dự án sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án, thăm quan, học tập kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, con giống.

Đối tượng thụ hưởng là Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản giảm nghèo bền vững xã Khôi Kỳ, tổ hợp tác có tất cả 10 thành viên, trong đó toàn bộ là hộ nghèo.

Đây đều là nhừng người nông dân chất phác, chăm chỉ cần cù, lao động nhưng thiếu vốn để đầu tư giống vật nuôi chất lượng, chưa có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.

Theo ông Dương Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Khôi Kỳ, dự án được triển khai sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức, ý thức của người dân trong phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm thêm cho các hộ nghèo.

Việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị con giống từng bước góp phần nâng cao giá trị kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Cung cấp thêm nguồn phân hữu cơ và thúc đẩy canh tác hữu cơ phát triển. Góp phần cải tạo đất, giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, trong lành, thúc đẩy chuyển đổi cơcấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Để thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án sản xuất được phê duyệt và nhiệm vụ được giao, ông Phạm Văn An, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi trâu sinh sản giảm nghèo bềnvững xã Khôi Kỳ cho biết, tổ hợp tác sẽ phối hợp với cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý dự án cấp xã trong việc quản lý con giống, vật tư được hỗ trợ, cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cho cán bộ quản lý dự án cấp xã.

Dự kiến kết thúc năm 2023, 100% trâu cái sinh trưởng phát triển tốt và 10% trâu cái có biểu hiện động dục; Thời điểm kết thúc dự án 100% trâu cái đã sinh sản ra nghé con.

Chăn nuôi gia súc sinh sản nên lợi nhuận thu lại trong năm đầu có thể chưa có, chủ yếu là tận dụng được nguồn phân bón cho sản xuất trồng trọt của gia đình. Ảnh: Quang Linh.

Chăn nuôi gia súc sinh sản nên lợi nhuận thu lại trong năm đầu có thể chưa có, chủ yếu là tận dụng được nguồn phân bón cho sản xuất trồng trọt của gia đình. Ảnh: Quang Linh.

Vì là chăn nuôi trâu sinh sản nên lợi nhuận thu lại trong năm đầu có thể chưa có. Tuy nhiên từ năm thứ 2, năm thứ 3 trở đi trâu cái sinh sản ra nghé con tạo thành các con giống cho chăn nuôi trâu thịt giá trị thu được của hộ gia đình mới lớn.

Từ đó, nâng cao giá trị thu nhập từ sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của các hộ nghèo, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững, giảm thiểu khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ trong xã.

Dự án kỳ vọng khi kết thúc sẽ giúp tỷ lệ thoát nghèo đạt 8/10 hộ tham gia.

Trước đó, các địa phương đã tiến hành rà soát các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ, đồng thời xây dựng dự án gửi tổ thẩm định Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện.

Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 được triển khai thực hiện từ tháng 10/2023 đến hết năm 2024 đối với các hộ được hỗ trợ sản xuất chè và đến hết năm 2025 đối với các hộ được hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

Dự án được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.