| Hotline: 0983.970.780

Thói quen có hại cho sức khỏe

Thứ Hai 04/02/2013 , 10:32 (GMT+7)

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại, nhưng thực chất chúng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mà chúng ta không nhìn thấy được.

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại, nhưng thực chất chúng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mà chúng ta không nhìn thấy được. Dưới đây là những thói quen không tốt mà bạn nên bỏ để bảo vệ sức khỏe bản thân.


Hãy nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bạn

Thức khuya

Thói quen ngủ trễ gây tổn hại cơ thể về lâu dài, bởi việc không ngủ ngon giấc từ 6- 8 giờ mỗi đêm sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu và không sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đeo tai nghe trong nhiều giờ

Nghe nhạc với âm lượng lớn bằng tai nghe trong nhiều giờ liền có thể gây mất thính giác.

Nghiện xem ti-vi

Xem ti-vi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quị và béo phì, bởi việc ngồi trước màn hình quá lâu thường dẫn tới tích tụ mỡ bụng và ảnh hưởng hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra, việc "dán mắt" vào ti-vi nhiều giờ cũng làm cho đôi mắt mệt mỏi, gây giảm thị lực.

Thường đi giày cao gót

Giày cao gót tuy giúp phái đẹp có dáng đi đẹp nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tư thế vì tạo nhiều áp lực lên các khớp, gây viêm khớp, đau lưng, bong gân và một số tai nạn khác.

Đeo túi xách nặng

Đây cũng là nguyên nhân gây đau lưng, đau vai hoặc cổ và có thể làm xấu vóc dáng.

Quên tẩy trang trước khi đi ngủ

Khi ngủ, lớp son phấn sẽ khiến da không "thở" được, nhất là gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm dành cho mắt cũng có thể gây kích ứng, có hại cho mắt.

Không ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày mà nếu bỏ qua, bạn vô tình làm tổn hại khả năng dự trữ năng lượng và quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, việc không ăn sáng còn khiến bạn ăn nhiều hơn trong các bữa ăn khác, dẫn đến tăng cân.

Ăn vặt ngay cả khi không đói

Thường xuyên ăn vặt khiến cơ thể không phân biệt khi nào đói thật sự, dẫn tới ăn uống vô độ, gây thừa năng lượng và các thành phần không lành mạnh. Thói quen này cũng có thể gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và tăng axít hại cho dạ dày.

Ăn quá nhanh

Lời khuyên của các chuyên gia là nên dành ít nhất 20 phút để hoàn thành mỗi bữa ăn, vì ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Việc nuốt vội thức ăn, nhai qua loa có thể làm tăng nồng độ axít, gây đầy hơi và trướng bụng.

Dùng nhiều thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường, gia vị và các chất bảo quản, do đó dùng nhiều thức ăn nhanh sẽ làm cho vòng eo ngày càng "phì nhiêu" và dẫn tới nhiều căn bệnh như mỡ trong máu cao, tim mạch và tiểu đường.

Lạm dụng thuốc bổ

Theo các chuyên gia, bạn không cần bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng nào nếu có một chế độ ăn uống cân bằng. Việc dùng quá nhiều loại thuốc bổ nào đó có thể dẫn tới thừa chất dinh dưỡng, gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hút thuốc

Hút thuốc dù chỉ 1 điếu/ngày cũng có thể gây cục máu đông, làm nghẽn dòng chảy của máu và hình thành các mảng bám trong động mạch, có thể dẫn tới đau tim và đột quị.

Chè chén say sưa

Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp nhập viện và tử vong trên khắp thế giới. Thường xuyên bia rượu, về lâu dài còn gây ra các vấn đề sức khỏe như các bệnh về gan, chưa kể các tác hại trước mắt như tăng cân, chóng mặt và mệt mỏi.

Ngoáy mũi

Thói quen này có thể khiến cơ thể bị lây nhiễm các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm vì vi-rút cúm được đưa vào cơ thể thông qua dịch nhầy trong mũi, sau khi tiếp xúc với ngón tay bẩn.

Săm soi da mặt

Nếu mặt bị nổi mụn, bạn không nên sờ hoặc nặn vì hành động này chỉ khiến nó sinh sôi nhiều hơn. Nặn mụn không chỉ để lại sẹo mà còn gây viêm nhiễm cho da. Để bảo vệ da mặt, tốt nhất bạn không chạm tay lên mặt.

Cắn móng tay

Thói quen này được xem là nguyên nhân làm cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Nói dối liên tục

Tật hay nói dối khiến bạn lúc nào cũng lo sợ sự thật sẽ bị phơi bày. Cảm giác bất an khiến cơ thể giải phóng nhiều hoóc-môn gây stress và về lâu dài có thể dẫn tới đau đầu.

Sống trong trạng thái cô đơn

Chìa khóa của sức khỏe chính là một tinh thần tươi trẻ và lành mạnh. Tâm trạng buồn chán ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và dễ dẫn tới bệnh tật.

Kéo dài mối quan hệ không vui

Một mối quan hệ chỉ đem đến cho bạn những điều buồn khổ có thể thúc đẩy bạn có những hành vi không lành mạnh, gây hại sức khỏe. Điều đó có thể dẫn tới stress, hạ huyết áp, làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bỏ qua "chuyện ấy"

Tình dục tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa cải thiện mối quan hệ vợ chồng. Nhưng nếu cảm thấy không còn hứng thú với "chuyện ấy", vợ (hoặc chồng) nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì giảm ham muốn tình dục có liên quan đến stress, tăng huyết áp hay mất cân bằng nội tiết tố.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm