| Hotline: 0983.970.780

Thế giới ăn gì trong đại dịch?

Thói quen khó tin ở châu Âu thời Trung cổ

Thứ Ba 04/08/2020 , 06:10 (GMT+7)

Khi dịch hạch tấn công châu Âu vào thế kỷ 14, có khá nhiều lý thuyết kỳ lạ liên quan tới thực phẩm và sức khỏe được đưa ra.

Bức tranh của họa sĩ vô danh thế kỷ 15 cho thấy chim công được phục vụ trong bữa tiệc của giới thượng lưu. Ảnh: wikimedia.

Bức tranh của họa sĩ vô danh thế kỷ 15 cho thấy chim công được phục vụ trong bữa tiệc của giới thượng lưu. Ảnh: wikimedia.

Ở Anh thời trung cổ, các bác sĩ cảnh báo rằng những loại thực phẩm và đồ uống phổ biến nhất, như trái cây và rau quả tươi, có thể khiến người ta bị bệnh. Trong khi đó, thịt, giấm và trái cây nấu chín được coi là tốt cho sức khỏe.

Giấm

Người châu Âu tin rằng giấm là một loại thuốc chữa bách bệnh, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh dịch hạch. Các bác sĩ đã sử dụng nó như một loại thuốc, và nó thường được khuyên dùng làm phụ gia cho các loại thực phẩm hay đồ uống khác.

Mọi người cũng tin rằng thêm giấm vào nước và rượu sẽ mang lại lợi ích về dược liệu.

Các bác sĩ thời trung cổ tin rằng một phần quan trọng trong thúc đẩy sức khỏe tốt liên quan đến thanh lọc không khí. Trong một bản thảo được viết bởi John of Burgundy, bác sĩ thế kỷ 14, giấm có tác dụng như một chất khử trùng nói chung.

Mọi người được khuyến khích rửa tay và mặt bằng giấm và nước hoa hồng. Mùi của giấm được cho là làm sạch không khí.

Không uống sữa tươi

Hầu hết nông dân thời trung cổ sở hữu một con bò, cừu hoặc dê. Nhưng người châu Âu thời trung cổ thường không uống sữa tươi, do nó hư hỏng quá nhanh. Thay vào đó, nông dân uống sữa chua hoặc bơ sữa và váng sữa pha với nước.

Trong số những người giàu có, có một sự thay thế khác cho sữa tươi là sữa hạnh nhân. Sữa hạnh nhân cũng được sử dụng để điều trị cho người bệnh, vì các bác sĩ tin rằng nó dễ tiêu hóa hơn so với hạnh nhân nguyên chất và có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.

Không có trái cây tươi

Trong thời kỳ bệnh dịch hạch, ăn trái cây tươi không được khuyến khích vì thực phẩm được cho là mang mầm bệnh. Đó là một niềm tin phổ biến đến nỗi trong một khoảng thời gian vào năm 1569, chính quyền Anh còn cấm bán trái cây tươi.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người châu Âu thời trung cổ không ăn trái cây. Các loại trái cây phổ biến nhất là lê, táo, mận, anh đào và dâu tây, và chúng thường được sử dụng trong bánh nướng, bảo quản với đường hoặc sấy khô.

Các loại thịt

Thịt thường được sử dụng ở khắp châu Âu thời trung cổ. Do giá rẻ và dễ tiếp cận, thịt bò và thịt cừu có xu hướng là loại thịt phổ biến nhất.

Tuy nhiên, tầng lớp quý tộc có thực đơn đa dạng hơn nhiều. Chim công, hải cẩu và cá heo được phục vụ trong các bữa tiệc cùng với heo rừng và các loài hoang dã khác.

Rau nấu chín

Người châu Âu sợ rau chưa nấu chín, tin rằng chúng gây bệnh. Vào năm 1500, một cuốn sách nấu ăn có tên The Boke of Kervynge đã cảnh báo các đầu bếp hãy "coi chừng xà lách xanh và trái cây tươi, vì chúng sẽ khiến con người bị bệnh".

Các nhà sử học đã tìm thấy hồ sơ của các nhà cung cấp làm sạch sản phẩm bằng nước bọt trước khi bán chúng, xảy ra cho đến cuối thế kỷ 18.

Thảo dược tươi

Trong thời trung cổ, nhiều loại gia vị như đinh hương, quế và nhục đậu khấu rất kỳ lạ và sang trọng do sự độc quyền của người Ảrập trong buôn bán gia vị.

Các loại thảo mộc được sử dụng để tăng hương vị món ăn hay điều trị bệnh: rau mùi dập tắt cơn sốt; hoa hồi chữa đầy hơi; và hương thảo ngăn ác mộng.

Rượu và bia

Một chế độ ăn kiêng được ước tính đã xuất hiện từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13, Regimen Sanitatis Salernitanum, chú trọng nhiều vào việc uống rượu và rượu bia, cũng như cách chọn rượu vang và bia tốt nhất để duy trì lối sống lành mạnh.

Hạt

Nông dân trong thời đại này thường ăn ba cân ngũ cốc mỗi ngày dưới dạng bánh mì, cháo đặc hoặc bia. Khi ăn cháo, nông dân đôi khi sử dụng những lát bánh mì rỗng thay cho bát. Các bác sĩ thậm chí sử dụng bánh mì để bảo vệ chống lại dịch hạch.

Đường

Đường là một mặt hàng có giá trị trong thời trung cổ. Nó được sử dụng khi nấu rau và bảo quản trái cây, thậm chí được kê đơn như một loại thuốc.

Đường rất phong phú trong giới thượng lưu đến nỗi sâu răng trở thành một đặc điểm nổi bật của giới quý tộc Anh.

Nước chanh

Bệnh dịch kéo dài, có những thời kỳ nó tái xuất hiện ở châu Âu và thay đổi văn hóa ẩm thực. Ví dụ, vào những năm 1600, sự phổ biến của nước chanh có thể đã ngăn chặn căn bệnh lây lan ở Paris.

Khi một làn sóng mới lan rộng vào những năm 1670, Paris đã thoát khỏi án tử. Nhà văn thực phẩm Tom Nealon suy đoán rằng vỏ chanh có thể giải thích bí ẩn tại sao cái chết đen dừng lại bên ngoài Paris.

Nguồn gốc của nhiều thực phẩm cấm kỵ dường như có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Chúng bao gồm cấm uống máu động vật sống, dùng chung dụng cụ nấu nướng, ăn và chế biến thịt cũng như các thực phẩm khác. Tiêu thụ sữa tươi là bất hợp pháp ở nhiều nước, để ngăn ngừa bệnh lao bò lây lan. Không ăn pho mát mềm khi mang thai để tránh nhiễm khuẩn listeria, có thể gây sảy thai và thai chết lưu...

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).