| Hotline: 0983.970.780

Thông qua VnSAT, người dân đã ý thức nâng tầm chất lượng cà phê

Thứ Hai 20/12/2021 , 12:54 (GMT+7)

Với những tác động của dự án VnSAT trong thời gian qua, người sản xuất cà phê đã ý thức được tầm quan trọng về nâng cao chất lượng sản phẩm cùng thương hiệu.

Sau 6 năm triển khai Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất phấn khởi vì chất lượng cà phê đã được nâng tầm. Quan trọng hơn, việc sản xuất cà phê đã được thực hiện theo chuỗi liên kết giữa các tổ chức nông dân, HTX với doanh nghiệp qua đó nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê.

Cà phê Gia Lai đang trong vụ thu hoạch, chất lượng năm nay dự báo tốt hơn các năm trước. Ảnh Tuấn Anh.

Cà phê Gia Lai đang trong vụ thu hoạch, chất lượng năm nay dự báo tốt hơn các năm trước. Ảnh Tuấn Anh.

Chia sẻ với Báo Nông Nghiệp Việt Nam, ông  Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN Gia Lai cho biết, qua 6 năm triển khai thực hiện dự án VnSAT đã thu được những kết quả quan trọng, tạo ra những thay đổi quyết định trong thực tế sản xuất cà phê bền vững của tỉnh Gia Lai cũng như trong những lĩnh vực liên quan.

Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai và diện tích cà phê của tỉnh hiện đang xếp thứ 3 khu vực Tây Nguyên với hơn 97.000 ha. Trong đó gần 88.000 ha cho sản phẩm với sản lượng đạt 254.440 tấn. Diện tích cà phê tập trung chủ yếu ở các huyện như: Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Sê, Mang Yang.

Cụ thể, có 15.230 nông dân trồng cà phê trong tỉnh đã tham dự các lớp tập huấn FFS (tập huấn trên hiện trường) về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững (tập huấn về sản xuất cà phê bền vững: 9.695 học viên, tái canh cà phê bền vững:5.535 học viên) do dự án VnSAT tổ chức. Theo đó, 70 % nông dân đã áp dụng thành công tiêu chí kỹ thuật canh tác cà phê bền vững vào thực tiễn sản xuất.

Trong các hoạt động thúc đẩy canh tác cà phê bền vững khác, dự án đã xây dựng 41 mô hình trình diễn kỹ thuật về canh tác cà phê bền vững, hỗ trợ đầu tư xây dựng 2 vườn ươm giống cà phê côngvà hỗ trợ 10 vườn ươm giống cà phê tư nhân thực hiện giám sát chất lượng nhân giống có xác nhận nguồn gốc.

VnSAT đã hỗ trợ lắp đặt các hệ thống tưới nước tiết kiệm theo công nghệ tiên tiến trên 187ha cà phê kinh doanh và được người dân yêu thích do tính hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu với hạn hán kéo dài ở mùa khô Tây nguyên.

Về mặt tổ chức, dự án VnSAT đã hỗ trợ thành lập 21 tổ chức nông dân, HTX và Tổ hợp tác. Đồng thời, củng cố hoạt động của các HTX sản xuất cà phê thông qua hàng loạt các đợt tập huấn về tổ chức, quản lý và áp dụng kỹ thuật sản xuất mới. VnSAT cũng đã giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp như công ty Vĩnh Hiệp, Ngọc Chương...

Hỗ trợ đầu tư 10 tiểu dự án cơ sở hạ tầng cho 10 tổ chức nông dân và HTX gồm đường giao thông nội đồng tới khu sản xuất chính, nhà kho và sân phơi cà phê, đường điện tưới tiêu cùng các thiết bị chế biến sản phẩm cà phê công nghệ mới. VnSAT cũng đã hỗ trợ cho 17  HTX và tổ hợp tác đã đi vào hoạt động với hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai.

Các tổ chức chuyên môn liên quan được chọn để hỗ trợ kỹ thuật cho dự án VnSAT như Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm khuyến nông; Chi cục phát triển nông thôn, Trung tâm nghiên cứu Hồ tiêu... đã và đang không ngừng nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ ngày càng hiệu quả trong hoạt động thúc đẩy canh tác cà phê bền vững của tỉnh nhà, kể cả sau khi dự án kết thúc.

Ông đánh giá các mô hình tổ chức sản xuất, chế biến, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuổi giá trị liên kết của các tổ chức nông dân, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai được dự án VnSAT hỗ trợ?

Mô hình tổ chức sản xuất, chế biến, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuổi giá trị liên kết của VnSAT hiện đang được tổ chức rất tốt và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Điển hình là sự liên kết giữa tổ chức nông dân, HTX và Công ty Vĩnh Hiệp. Theo đó, các HTX như Ia Mơ Nông, Đăk Krong, Phượng Hoàng... đã cung cấp hàng ngàn tấn cà phê cho Công ty Vĩnh Hiệp để phục vụ cho xuất khẩu.

Những tác động của dự án VnSAT đối với ngành hàng cà phê nói riêng và Ngành nông nghiệp nói chung của địa phương nhằm khẳng định hiệu quả, thành công của dự án qua đó nhân rộng mô hình, thưa ông?

Những địa bàn sản xuất cà phê trong điểm của tỉnh tiếp tục được hỗ trợ đầu tư chiều sâu về công nghệ và về hạ tầng sản xuất, còn lại những diện tích cà phê năng suất thấp được khuyến cáo chuyển đổi mục đích kinh doanh.

Thực tiễn sản xuất cà phê đã được định hướng đi vào sản xuất cà phê bền vững. Thay vì sản xuất tự phát, đơn lẻ, hiện nay chính quyền địa phương cùng người sản xuất cà phê đã hướng tới việc sản xuất có tổ chức thông qua việc thành lập các HTX sản xuất cà phê bền vững. Trong đó, người sản xuất cà phê đã ý thức được tầm quan trọng về nâng cao chất lượng sản phẩm cùng thương hiệu. Cụ thể, các HTX đã được dự án VnSAT trợ giúp xây dựng mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm (mã QR), trên cơ sở áp dụng thành công các tiêu chí sản xuất quốc tế như 4C, Rain foreest, Organic...

Chất lượng cà phê của người d6n được nâng cao rõ rệt thông qua dự án VnSAT. Ảnh Tuấn Anh.

Chất lượng cà phê của người d6n được nâng cao rõ rệt thông qua dự án VnSAT. Ảnh Tuấn Anh.

Trước dự án, sản phẩm cà phê do người dân tiêu thụ trên địa bàn tình chủ yếu là cà phê tươi. Hiện nay thành phần sản phẩm cà phê đã thay đổi căn bản với định hướng tăng cường đầu tư chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng. Theo đó tỷ trọng cà phê nhân xô theo công nghệ chế biến ướt, cà phê bột, cà phê hoà tan đã không ngừng tăng lên thông qua việc thực hiện hợp đồng liên doanh sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các HTX với các doanh nghiệp chế biến cà phê trong tỉnh như Công ty Vĩnh Hiệp, Ngọc Chương...

Các cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN-PTNT đã và đang tiếp tục nâng cao năng lực để hỗ trợ và đáp ứng hiệu quả yêu cầu sản xuất cà phê bền vững của tỉnh với việc cập nhật, cung cấp thông tin kỹ thuật, công nghệ, thị trường... tới người sản xuất cà phê.

Đâu là những khó khăn, vướng mắt khi triển khai dự án trong những năm qua? Nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thưa ông?

Khó khăn lớn nhất khi triển khai thực hiện dự án đó là khả năng đóng góp vốn cho các tiểu dự án cơ sở hạ tầng và hàng hóa thiết bị của người dân, tổ chức nông dân, HTX. Do giá cà phê ở mức thấp liên tục trong nhiều năm, trong khi giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng. Cùng với đó là tình trạng có năm hạn hán, thiếu nước tưới trên diện rộng. Bên cạnh đó, việc thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn giữa hộ nông dân, HTX gắn với doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.

Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc khi nhận thức của người dân, tổ chức nông dân được nâng lên thông qua các lớp đào tạo, tập huấn và hỗ trợ của dự án. Chính vì vậy,  số lượng và chất lượng sản phẩm cà phê tiêu thụ qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và HTX đã tăng lên rất nhiều.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

“Hiện tại, tiến độ thực hiện các tiểu dự án cơ sở hạ tầng trong giai đoạn gia hạn dự án vẫn đảm bảo và nằm trong kế hoạch 2021-2022. Do ảnh hưởng của dịch Covid19 không tập trung đông người đã ảnh hưởng các hoạt động như đào tạo, tập huấn. Tuy nhiên, dự án VNSAT vẫn khắc phục triển khai thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ. Các hoạt động của dự án chủ yếu triển khai từ 2019, còn lại các tiểu dự án cơ sở hạ tầng công sẽ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước 30/6/2022 (thời điểm đóng khoản vay)", ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

(thực hiện)

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất