| Hotline: 0983.970.780

Thông tin, kết nối tiêu thụ vụ nhãn 2021

Thứ Sáu 23/07/2021 , 21:33 (GMT+7)

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, dự kiến năm 2021, tổng sản lượng nhãn trên cả nước đạt 637.000 tấn, tăng khoảng 8% so với 2020.

Dự kiến năm 2021, tổng sản lượng nhãn trên cả nước sẽ đạt 637.000 tấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Dự kiến năm 2021, tổng sản lượng nhãn trên cả nước sẽ đạt 637.000 tấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT), dự kiến năm 2021, tổng sản lượng nhãn trên cả nước sẽ đạt 637.000 tấn, tăng khoảng 8% so năm 2020.

Tại khu vực phía Nam, sản lượng nhãn ước đạt 337.000 tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2020  (324.000 tấn). Trong đó sản lượng đã thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 60.000 tấn (47,5%), dự kiến sản lượng thu hoạch 6 tháng cuối năm khoảng 177.000 tấn (52,5%).

Tại khu vực phía Bắc, sản lượng ước đạt 300.000 tấn, tăng hơn 13% so năm 2020 (265.000 tấn). Trong đó, trà sớm thu hoạch từ 15/7 - 31/7 đạt 63.600 tấn (21,2%); trà chính vụ thu hoạch từ 1/8 - 31/8 đạt 204.300 tấn (68,1%); trà muộn thu hoạch từ sau 31/8 đạt 32.100 tấn (10,7%).

Năm 2021, một số tỉnh sản xuất nhãn chủ yếu phía Bắc năm như Hưng Yên có diện tích khoảng 4.800 ha, sản lượng ước đạt 50.000-55.000 tấn, cao hơn năm 2020 từ 15 - 20%. Trong đó trà sớm sản lượng chiếm khoảng 10%; trà chính vụ khoảng 70%; trà muộn khoảng 20%. Dự kiến năm 2021 tổng diện tích nhãn được cấp chứng nhận VietGAP đạt 1.300 ha.

Sơn La có diện tích 19.224 ha, sản lượng ước đạt gần 98.500 tấn, tăng khoảng 1015% so năm 2020, trong đó: trà sớm khoảng 28,3%; trà chính vụ 68%; trà muộn khoảng 3,7%.

Sản lượng nhãn được sản xuất tại các mã số vùng trồng đạt 21.989 tấn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ cho việc xuất khẩu quả nhãn sang các thị trường Trung Quốc, Úc, Mỹ và một số thị trường khác.

Sản lượng nhãn sản xuất theo quy trình VietGAP, theo chuỗi cung ứng nông sản an toàn đạt 6.171 tấn.

Tại tỉnh Hải Dương hiện có 2.136 ha, sản lượng quả 9.000 - 10.000 tấn, tương đương năm 2020. Trong đó trà sớm khoảng 5%; trà chính vụ 90%; trà muộn khoảng 5%.

Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và theo quy trình GlobalGAP 50ha (khoảng 250 tấn). Diện tích sản xuất theo VietGAP khoảng 500 ha.

Bắc Giang hiện có khoảng 3.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn, tăng 2.000 tấn so năm 2020. Trong đó trà sớm khoảng 35%, chính vụ khoảng 50%, muộn khoảng 15%.

TP. Hà Nội hiện có khoảng 1.740 ha, sản lượng ước đạt hơn 13.000 tấn. Trong đó trà sớm đạt hơn 5%, chính vụ khoảng 65%, trà muộn gần 30%.

Tại phía Nam, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp hiện có 793 ha nhãn, là một trong những địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất tỉnh. Sản lượng nhãn năm nay dự kiến đạt hơn 13.400 tấn và thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12/2021.

Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang thực hiện cách ly xã hội nên việc tiêu thụ nhãn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tháng 7 và 8 này có hơn 4.700 tấn nhãn đến lúc thu hoạch nhưng hiện chưa kết nối được đầu ra với số lượng lớn.

Lấy kinh nghiệm từ thành công trong việc tiêu thụ vải thiều năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền kết nối tiêu thụ nhãn năm 2021.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.