| Hotline: 0983.970.780

Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella

Thứ Tư 02/10/2024 , 16:32 (GMT+7)

Việt Nam nhập khẩu hơn 450.000 tấn thịt trong 7 tháng năm 2024, trong đó phát hiện trên 1.319 tấn thịt bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ là quốc giaxuất khẩu thịt lớn nhất vào Việt Nam với hơn 102.000 tấn, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, tăng 17,5% so với năm ngoái. Ảnh: TT.

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ là quốc giaxuất khẩu thịt lớn nhất vào Việt Nam với hơn 102.000 tấn, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, tăng 17,5% so với năm ngoái. Ảnh: TT.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 450.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 6,4% so với cùng kỳ 2023.

Đáng chú ý, lượng sản phẩm thịt chiếm trên 320.000 tấn, tăng hơn 40%. Những con số này cho thấy, nhu cầu thịt nhập khẩu vào Việt Nam vẫn rất lớn, dù ngành chăn nuôi trong nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức. 

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu thịt lớn nhất vào Việt Nam với hơn 102.000 tấn, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, tăng 17,5% so với năm ngoái. Tiếp theo là Hoa Kỳ, Nga, Đức và Hàn Quốc, chiếm lần lượt 13,5%, 11,7%, 7,7%, và 7,57% lượng thịt nhập khẩu. Trong khi một số quốc gia như Hoa Kỳ và Nga có lượng xuất khẩu giảm nhẹ, các nước khác như Ấn Độ và Đức lại ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể.

Tuy nhiên, vấn đề nổi bật không chỉ nằm ở số lượng mà còn ở chất lượng các sản phẩm thịt nhập khẩu. Theo số liệu từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), từ khi Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 16/5/2024, có tổng cộng 55 lô hàng dương tính với vi khuẩn Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng được xét nghiệm, chiếm gần 1%.

Như vậy, nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn với trên 1.319 tấn thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Việc kiểm dịch nhập khẩu hiện nay diễn ra theo đúng quy định pháp luật, với các lô âm tính chỉ mất từ 1 đến 3 ngày để hoàn thành thủ tục, trong khi các lô dương tính cần khoảng 5 đến 6 ngày. Dù vậy, một số nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Hàn Quốc đã bày tỏ lo ngại về Thông tư số 04, cho rằng quy định mới có thể gây khó khăn cho quá trình nhập khẩu thịt vào Việt Nam.

Phản hồi về nội dung này, đại điện Cục Thú y khẳng định, Thông tư 04 hoàn toàn tuân thủ các quy định quốc tế và không gây cản trở cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, Việt Nam vẫn nhập khẩu 59.461 tấn thịt và sản phẩm thịt, con số tương đương với cùng kỳ 2023. Điều này cho thấy, Thông tư số 04 không gây ảnh hưởng đáng kể đến lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam, dù một số quốc gia và doanh nghiệp vẫn đưa ra ý kiến trái chiều. 

Hiện, các nước nhập khẩu thịt từ Việt Nam như EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli. Ảnh: TT.

Hiện, các nước nhập khẩu thịt từ Việt Nam như EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli. Ảnh: TT.

So sánh với các tiêu chuẩn quốc tế, các nước nhập khẩu thịt từ Việt Nam như EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát vi khuẩn Salmonella và E.coli. Những quy định này đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt khi xuất khẩu thịt, trứng và sữa sang các thị trường này.

Đơn cử như EU không cho phép có Salmonella trong 25g thịt và đặt ra mức giới hạn chặt chẽ đối với E.coli. Tương tự, các quốc gia như Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có quy định riêng về việc giám sát vi khuẩn Salmonella đối với thịt và sản phẩm động vật từ Việt Nam.

Trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội đều có các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước.

Chẳng hạn, Tập đoàn CJ Vina Agri tại Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đều đã gửi kiến nghị lên Chính phủ, yêu cầu sử dụng các biện pháp ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi không mong muốn, đồng thời xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước.

Tuy vậy, việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm động vật vào Việt Nam vẫn là một nhu cầu không thể tránh khỏi trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là yếu tố then chốt để bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

Xem thêm
Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải khí nhà kính.

Táo muối Bàng La - Chồi non sau bão

Người dân phường Bàng La, quận Đồ Sơn đang tập trung nhân lực, vật lực, kỹ thuật để cứu vụ táo phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2025.

Một số giống sầu riêng có giá trị xuất khẩu cao

Các giống sầu riêng dưới đây đang được thị trường ưa chuộng, có giá trị xuất khẩu cao, nhưng để phát triển sản xuất chỉ trồng bằng cây đầu dòng nhân giống vô tính