| Hotline: 0983.970.780

Thu tiền tỷ từ nuôi thủy sản 'sông trong ao'

Thứ Ba 29/12/2020 , 18:27 (GMT+7)

Với quy mô 8,5ha, mỗi năm gia đình anh Dũng xuất bán thị trường khoảng 100 tấn cá thương phẩm, 150 tấn cá giống, doanh thu mỗi năm đạt hàng tỷ đồng.

Với diện tích 8,5ha mặt nước, anh Dũng chia làm 15 ao nuôi cá thương phẩm và 10 ao ương cá giống, trong đó, có 1 ao nuôi cá giống được anh áp dụng công nghệ sông trong ao. Ảnh: Hoàng Dân.

Với diện tích 8,5ha mặt nước, anh Dũng chia làm 15 ao nuôi cá thương phẩm và 10 ao ương cá giống, trong đó, có 1 ao nuôi cá giống được anh áp dụng công nghệ sông trong ao. Ảnh: Hoàng Dân.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Không chỉ sở hữu quy mô nuôi thả thủy sản rộng nhất vùng, anh Nguyễn Văn Dũng, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên còn là người tiên phong áp dụng mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP và mô hình "sông trong ao".

Tới thăm mô hình nuôi trồng thủy sản của anh Dũng, bất cứ ai cũng phải trầm trồ về quy mô ao nuôi, bởi chúng được thiết kế bài bản, khoa học. Xung quanh bờ ao được kiên cố hóa, hệ thống tạo oxy, cấp và thoát nước điều khiển tự động.

Anh Dũng bảo, có được thành công như ngày hôm nay là những tháng ngày bươn trải với nghề. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống nuôi trồng cá thương phẩm, ngay từ nhỏ anh Dũng đã được bố chỉ bảo, truyền đạt lại cho những kĩ thuật, kinh nghiệm. Có trong tay vốn liếng kiến thức, anh bắt đầu gây dựng sự nghiệp, đó là năm 2004.

Thời điểm đó, anh thuê 3,5ha đất của UBND xã để nuôi cá thương phẩm. Quá trình nuôi, anh nhận thấy thị trường cung cấp con giống rất eo hẹp, chưa có nhiều cơ sở sản xuất con giống uy tín. Do đó, anh vừa sản xuất cá thương phẩm vừa nghiêm cứu, học hỏi sản xuất con giống.

Đầu năm 2010, anh quyết định mua cá chép bố mẹ, đầu tư máy móc, thiết bị, sản xuất cá giống để cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, những năm đầu, do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nên con giống yếu, chất lượng kém, khó tiêu thụ.

Không nản chí, anh Dũng tìm đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Từ Sơn - Bắc Ninh) để được giúp đỡ. Tại đây, anh được các nhà khoa truyền đạt và chuyển giao quy trình nuôi, sản xuất giống cá chép lai V1. Nhờ vậy, anh đã thực nghiệm quy trình sản xuất con giống thành công.

Anh Dũng cho biết: “Để có được cá giống chất lượng, thì khâu tuyển chọn cá bố mẹ rất quan trọng, quyết định sự thành bại. Ngoài các yếu tố cơ bản, cá bố mẹ khỏe mạnh, không dị tật, dị hình thì chế độ nuôi vỗ rất khắt khe. Thông thường cá được nuôi vỗ từ cuối năm trước cho đến tháng 2 năm sau thi bắt đầu cho sinh sản”.

Áp dụng mô hình sông trong ao giúp anh Dũng nâng cao mật độ ương cá cao gấp 10 – 15 lần so với truyền thống. Ảnh: Hoàng Dân.

Áp dụng mô hình sông trong ao giúp anh Dũng nâng cao mật độ ương cá cao gấp 10 – 15 lần so với truyền thống. Ảnh: Hoàng Dân.

Theo anh Dũng, có 2 cách cho cá bố mẹ sinh sản. Sinh sản tự nhiên hoặc sinh sản nhân tạo. Để tăng hiệu quả, anh Dũng áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo; chọn cá cái có bụng mềm, to tròn, phần phụ sinh dục màu hồng nhạt, trứng rời nhau; cá đực khi vuốt nhẹ bụng phần phụ sinh dục có dịch màu trắng sữa. Đối với cá cái sẽ tiêm kích dục tố 2 lần, cá đực tiêm 1 lần để kích thích cá đẻ trứng cũng như thu tinh đạt hiệu quả cao nhất.

Từ thành công trong lai tạo giống cá chép V1, anh Dũng tiếp tục nhân giống cá trắm đen, cá trê ta, rô ta, rô phi, chạch sông, cá diêu hồng, cá lăng…

Năm 2018, anh tiếp tục đầu tư 1 khu ương cá giống theo hình thức sông trong ao; rộng 2.000 m2, được lắp đặt hệ thống bơm nước, kết hợp sục không khí, máy cho cá ăn tự động. Qua đó, giúp anh chủ động trong việc quản lý sức khỏe của con giống. Với hình thức này, mật độ nuôi thả cá giống cao hơn so với truyền thống từ 10 - 15 lần.

Không giàu một mình

Với quy trình nuôi thả thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng như áp dụng mô hình sông trong ao, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm cao hơn so với nuôi truyền thống. Hiện cá thương phẩm, cá giống đang được anh Dũng xuất bán trong và ngoài tỉnh.

Theo tính toán, trung bình 1 năm, anh xuất bán trên 100 tấn cá thương phẩm, 150 tấn cá giống. Doanh thu hàng năm đạt gần 20 tỷ đồng, lợi nhuận thu về 1,5 - 2 tỷ đồng. Cùng với đó, anh tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2017, anh Dũng liên kết với các hộ nuôi thả thủy sản tại xã Quang Hưng (huyện Phù Cừ) để thành lập HTX Thủy sản Hưng Phát, do anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc điều hành HTX. Hiện nay, HTX có 24 thành viên tham gia với quy mô 50ha.

Với thành công trong nghề nuôi thủy sản, anh Dũng là một trong 63 nông dân xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận danh hiệu 'Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020'. Ảnh: Hoàng Dân.

Với thành công trong nghề nuôi thủy sản, anh Dũng là một trong 63 nông dân xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020”. Ảnh: Hoàng Dân.

Ông Hoàng Mạnh Ước, thành viên HTX cho biết, trước đây, gia đình ông chuyên nuôi thả nhỏ lẻ, đầu ra không ổn định. Khi tham gia vào HTX, các thành viên được giao lưu, tập huấn, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.

“Được anh Dũng hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật và định hướng thị trường, bao tiêu sản phẩm, gia đình tôi mạnh dạn mở rộng sản xuất từ 1ha lên 3ha, qua đó kinh tế gia đình phát triển hơn”, ông Ước thổ lộ.

Giám đốc HTX Thủy sản Hưng Phát cho hay, mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường 300 tấn cá giống và gần 400 tấn cá thương phẩm. Doanh thu năm 2019 của HTX đạt khoảng 40 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 8 - 10 tỷ đồng. Do đó, các thành viên có của ăn, của để.

Dự kiến, thời gian tới anh Dũng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất và đưa một số giống thuỷ sản mới có chất lượng cao vào nhân giống. Đồng thời anh sẽ xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm