| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Kịp thời giúp đỡ hộ nghèo dân tộc Khmer được hưởng trọn vẹn Tết Chôl Chnăm Thmây

Thứ Hai 08/04/2019 , 14:02 (GMT+7)

Ngày 6/4, tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự buổi họp mặt nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL.

16-20-31_nh_1_thu_tuong_chinh_phu_v_nhieu_lnh_do_trung_uong_di_phuong_den_thm_du_buoi_hop_mt
Thủ tướng Chính phủ và nhiều lãnh đạo Trung ương địa phương đến tham dự buổi họp mặt

Ngoài ra, còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, lãnh đạo Bộ, Ban ngành trung ương và các tỉnh thành khu vực phía Nam cùng sự có mặt hơn 500 đại biểu. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực của đất nước, tình hình thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong vùng dân tộc nói chung và đồng bào, Chư tăng Khmer nói riêng.

Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Gáo hội Phật giáo Việt Nam thay mặt chư tăng và bà con phật tử Khmer gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã quan tâm đến đồng bảo dân tộc Khmer trong dịp Tết cổ truyền quan trọng này.

Theo Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phật giáo Nam tông Khmer tuy còn có khó khăn nhưng cũng có nhiều khởi sắc. Việc học hành của các chư tăng được chú trọng. Chương trình giảng dạy chữ Khmer, Pali, Vini, Phật học tại các điểm chùa từng bước được điều chỉnh, bổ sung. Các chùa có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng được hỗ trợ kinh phí để trùng tu, sửa chữa.

Nhiều ngôi chùa Khmer được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, quốc gia.  Sinh hoạt tôn giáo, các lễ hội được tổ chức đúng pháp luật và các quy định của địa phương. Tiếp tục phối hợp cùng các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy truyền thống đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc tôn giáo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

16-20-31_nh_2_thu_tuong_chinh_phu_tng_qu_cho_cc_vi_chuc_sc_ton_gio
Thủ tướng Chính phủ tặng quà cho các vị chức sắc tôn giáo

Phát biểu tại buổi họp mặt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đã ban hành và thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, chính sách hỗ trơ vùng đồng bào dân tộc Khmer phát triển về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… tạo được sự chuyển biến, đạt kết quả tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Theo Thủ tướng, cơ sở hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình nông thôn mới mang lại đời sống ấm no cho người dân; bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer không ngừng đổi mới và phát triển. Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân được đẩy mạnh. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế và uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp rất quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn thách thức còn tồn tại. Nam bộ nói chung, vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng tuy được đầu tư từ nhiều năm và bằng nhiều nguồn lực nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển. Đồng bào đã có nhiều cố gắng vươn lên nhưng do điểm xuất phát thấp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn nên thu nhập, việc làm và đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

16-20-31_nh_3_thu_tuong_nguyen_xun_phuc_pht_bieu_ti_buoi_hop_mt_tet_co_truyen_chol_chnm_thmy_cu_dong_bo_dn_toc_khmer_vung_dbscl_
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi họp mặt Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL

Thủ tướng kêu gọi toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và các vị chư tăng Khmer hãy tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nêu cao tinh thần tự lực vươn lên, quyết tâm vượt qua khó khăn để mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo đó, Thủ tướng đề nghị, các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh thành phố trong khu vực ĐBSCL tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, chủ động, tích cực triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào. Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào nhiều hơn nữa. Từ nay đến ngày diễn ra tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, kịp thời giúp đỡ các hộ nghèo dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trọn vẹn tết Chôl Chnăm Thmây trong không khí vui tươi, đầm ấm.

Khai trương 5 đường bay mới tại Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự và cắt băng khai trương 5 đường bay mới (ảnh) của Hãng hàng không Vietjet tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ. 5 đường bay mới: Cần Thơ – Vinh, Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Lạt.

16-20-31_nh_4_thu_tuong_chinh_phu_ct_bng_khi_truong_5_duong_by_moi_o_cng_hng_khong_quoc_te_cn_tho

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, việc khai trương 5 đường bay có ý nghĩa quan trọng với Cần Thơ và ĐBSCL, tạo điều kiện kết nối giao thông, giao thương giữa ĐBSCL với các địa phương. Đồng thời phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần khai thác hiệu quả Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ.

Phát biểu tại buổi khai trương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các đơn vị đồng hành cùng Chính phru phát triển kinh tế, xã hội, “mỗi người một viên gạch, một việc làm cụ thể để cùng phát triển”. Theo đó, Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới nghiên cứu không chỉ mở 5 đường bay trong nước mà mở thêm các đường bay quốc tế đến TP Cần Thơ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm