| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng đọc điếu văn tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Thứ Bảy 15/08/2020 , 13:38 (GMT+7)

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mất đi là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương với bạn bè quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc lời điếu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Giang Huy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc lời điếu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Giang Huy.

Tại lễ truy điệu trưa 15/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc điếu văn xúc động tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thủ tướng khẳng định, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mất đi là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương với bạn bè quốc tế.

Theo lời điếu, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sớm giác ngộ cách mạng khi mới 16 tuổi, tích cực tham gia dạy bình dân học vụ và làm công tác tuyên truyền ở xã.

Tháng 6/1949, ông được kết nạp Đảng và nhận nhiệm vụ phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh văn phòng chi bộ xã. Tháng 5/1950, ông tham gia quân đội và "luôn có mặt những địa bàn khó khăn, ác liệt".

Là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn... Trong mọi hoàn cảnh, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, chiến trường nào, ông cũng luôn luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu và chỉ huy chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội đoàn kết nội bộ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện phẩm chất cao quý của bộ đội Cụ Hồ...

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần lúc 2h52 ngày 7/8 ở tuổi 89, tại Hà Nội. Ông sinh năm 1931, quê xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Từ năm 1964 đến năm 1992, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn II; Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị quân khu IX; Phó bí thư khu uỷ Khu IX; Thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị, Phó tư lệnh chính trị mặt trận 719; Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN.

Năm 1991 tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Tháng 6/1992 tại hội nghị Trung ương 3 (khóa VII), ông được bầu vào Ban bí thư; đến tháng 1/1994, được bầu vào Bộ Chính trị và tháng 4/1996 được phân công là Thường trực Ban bí thư.

Năm 1996, tại Đại hội lần thứ VIII, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.

Ngày 26/12/1997 tại hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) ông được bầu làm Tổng Bí thư, và giữ cương vị này đến tháng 4/2001.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm