| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Thứ Ba 19/03/2024 , 10:54 (GMT+7)

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Hạng mục nhà chờ bốc dỡ hàng hóa tại cảng cá Thuận An hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ảnh: CĐ.

Hạng mục nhà chờ bốc dỡ hàng hóa tại cảng cá Thuận An hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ảnh: CĐ.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung cho tỉnh khoảng 350 tỷ đồng, từ nguồn kết dư khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để tiếp tục đầu tư một số công trình nâng cấp hạ tầng nghề cá.

Các công trình đề nghị bổ sung vốn gồm: Dự án nâng cao năng lực khai thác giao thông đường thủy khu vực cửa Tư Hiền (huyện Phú Lộc) với kinh phí dự kiến 220 tỷ đồng; dự án nâng cấp khu neo đậu tránh bão xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) với kinh phí 50 đồng; dự án nạo vét tuyến luống, tuyến thủy đạo phục vụ tàu thuyền vào khu neo đậu và ngăn lũ bảo vệ vùng nuôi trồng thủy sản ven phá khu vực huyện Phú Vang với kinh phí 80 tỷ đồng.

Thời gian qua, từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã từng bước được đầu tư hoàn thiện, góp phần nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ cho ngư dân.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế nên nhiều hạng mục tại các cảng cá chưa được đầu tư hoàn chỉnh; nhiều tuyến luồng bị bồi lấp không đảm bảo cho tàu thuyền ra vào các khu vực neo đậu; cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn nhiếu hạn chế; cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu cá còn manh mún, nhỏ lẻ...

Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn sẽ đáp ứng công suất 190 tàu/ngày, lượng thủy sản qua cảng đạt 30.000 tấn/năm và khoảng 1.100 tàu có công suất đến 300 CV vào neo đậu tránh trú bão. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản, góp phần vào mục tiêu chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

 

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng nghề cá sẽ góp phần nâng cao năng lực khai thác thủy sản cho ngư dân Thừa Thiên - Huế. Ảnh: CĐ.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng nghề cá sẽ góp phần nâng cao năng lực khai thác thủy sản cho ngư dân Thừa Thiên - Huế. Ảnh: CĐ.

Trước đó, nhằm khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội sau sự cố môi trường biển, từ khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư 400 tỷ đồng cho các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: Dự án cảng cả Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão; dự án nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải và dự án cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão.

Theo ông Thái Kim Phúc, Trưởng phòng Quản lý và Xây dựng công trình (Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế), tính đến đầu tháng 3/2024, dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và dự án nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải đã cơ bản hoàn thành và tiến hành bàn giao cho các đơn vị thụ hưởng. Đối với cảng cá Thuận An (cảng cá chỉ định, loại 2) hoàn toàn xây mới nên đang tiến hành thủ tục mở cảng để đóng cửa cảng cá Thuận An (cũ).

Riêng dự án cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đang tiến hành lấy ý kiến của các sở ban, ngành, địa phương liên quan như Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường… để hoàn thiện các thủ tục trước khi bàn giao, đưa vào sử dụng.

Xem thêm
Ứng dụng AI kiểm soát 90% rủi ro dịch bệnh trên tôm nuôi

TRÀ VINH Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng bù lại người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí, tăng mật độ nuôi, đặc biệt kiểm soát được 90% rủi ro dịch bệnh.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.