| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm, nông sản vào EU đối mặt các tiêu chuẩn mới

Thứ Tư 13/04/2022 , 08:02 (GMT+7)

Các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm nhập khẩu vào EU, có thể sớm phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về sức khỏe và môi trường của lục địa già.

Nhiều nông dân và chủ trang trại ở Mỹ, thậm chí là nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu ở châu Âu cũng bày tỏ sự phản đối kế hoạch của EU. Ảnh: Independent

Nhiều nông dân và chủ trang trại ở Mỹ, thậm chí là nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu ở châu Âu cũng bày tỏ sự phản đối kế hoạch của EU. Ảnh: Independent

Động thái mới trên vừa được EU loan đi dù chưa cụ thể đối với từng mặt hàng nhưng đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và doanh nghiệp, thậm chí đã xuất hiện những tranh luận. Theo đó các quốc gia có hàng hóa xuất khẩu vào thị trường châu Âu sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới, nếu không dòng chảy thương mại sẽ bị gián đoạn.

Hiện các mặt hàng thực phẩm và nông sản nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU) chủ yếu đến từ các quốc gia như Argentina, Brazil, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Ukraine, Bờ Biển Ngà và Mỹ…

Cheyenne McEndaffer, người phát ngôn của Liên đoàn Xuất khẩu thịt Mỹ đã bày tỏ sự phản đối với ý tưởng đề xuất kiểm soát nông sản, thực phẩm của EU.

“Theo luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc áp dụng các tiêu chuẩn hoặc quy định mới của EU đối với hàng hóa nhập khẩu khi chưa xác định được mức độ rủi ro cho sức khỏe con người hoặc động vật là không đúng. Chúng tôi (Hoa Kỳ) có bộ tiêu chuẩn phúc lợi động vật cao nhất trên thế giới, và điều đó thực sự đã được quy định vận hành theo chuỗi các hoạt động thương mại và tự nguyện ngay từ cấp trang trại, cũng như bên thứ ba hay các tiêu chuẩn quy định ở cấp nhà máy giết mổ”, vị này cho biết thêm.

Hiện nhiều nông dân và chủ trang trại ở Mỹ, thậm chí là nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu ở châu Âu cũng bày tỏ sự phản đối kế hoạch của EU. Nguyên nhân là các nhà xuất khẩu tại đây cũng có thể sẽ phải đối mặt với các khoản thuế trả đũa, một khi cơ quan chức năng của WTO tìm thấy các tiêu chuẩn bắt buộc của EU không tuân thủ các hiệp định thương mại.

Một ví dụ cụ thể về sự căng thẳng đã gây tranh cãi giữa các tiêu chuẩn của Mỹ và EU, liên quan đến việc nhúng rửa thịt gà trong dung dịch chlorine và các chất khử trùng khác nhằm loại bỏ những vi khuẩn, mầm bệnh có hại.

Theo đó thông lệ tiêu chuẩn súc rửa thực phẩm này hiện vẫn đang vận hành tại Mỹ, nhưng đã bị EU cấm vào năm 1997 do lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.

Liên minh Châu Âu bao gồm 27 quốc gia thành viên với khoảng 445 triệu người tiêu dùng. Các quốc gia thành viên EU chia sẻ một liên minh thuế quan, một thị trường duy nhất trong đó hàng hóa có thể di chuyển tự do theo một chính sách thương mại chung, cũng như một chính sách chung về nông nghiệp và thủy sản.

Các quốc gia thành viên EU bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

Hiện Montenegro, Bắc Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania và Serbia đang là những ứng cử viên xin gia nhập EU.

Kể từ năm 2010 đến nay, 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã duy trì cán cân thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Trước đó, vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu vào ngày 31 tháng 1 năm 2020.

Ukraine tính đến trước khi nổ ra xung đột vào ngày 24/2/2022 vẫn chiếm giữ vị thế là một trong những khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất trong lãnh thổ.

Dòng chảy thương mại nông sản và thực phẩm châu Âu hiện đang gặp bất ổn vì tình hình chiến sự dai dẳng tại Ukraine, cùng với các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.

Trước đó vào ngày 21/4/2021, EU đã dự thảo những thay đổi sâu rộng trong các quy định về an toàn thực phẩm mã số 2019/1381 để lấy ý kiến đóng góp nhằm sửa đổi Luật Thực phẩm chung từ năm 2002.

Theo đó dự luật được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc đăng ký phụ gia thức ăn chăn nuôi, hương liệu tạo khói, phụ gia thực phẩm, enzym và hương liệu thực phẩm, nguyên liệu biến đổi gen, thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm mới.

Động cơ đằng sau những sửa đổi này đối với Quy định chung về Luật Thực phẩm năm 2002 là nhằm tăng cường tính minh bạch của việc đánh giá rủi ro của EU trong chuỗi thực phẩm. Tuy nhiên dự thảo cũng được cho là có thể dẫn đến sự hiểu lầm nên để đáp ứng các quy định mới này, việc đánh giá rủi ro sẽ vẫn được yêu cầu xem xét hai mối quan tâm chính gồm: Mức độ nguy hại của chất phụ gia có độc đối với môi trường hay bị phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc nhiều lần hay không?; Các sản phẩm đó được sử dụng như thế nào, liều lượng tồn dư trong môi trường như thế nào? …

(foodsafetynews)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.