| Hotline: 0983.970.780

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

Thứ Sáu 08/04/2022 , 08:18 (GMT+7)

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.

Đây là nhận định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đưa ra trong báo cáo tiến độ trồng trọt hàng tuần.

Trong khi đó theo khảo sát của Farm Futures được thực hiện từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 17 tháng 3, cho thấy nông dân đặc biệt nhạy cảm với chi phí đầu vào tăng cao trong năm nay, đặc biệt ở Vành đai ngô Mỹ giá vật tư đầu vào đã tăng gấp đôi so với năm ngoái đối với hầu hết các loại cây trồng.

Không chỉ lo thiếu mỗi phân bón, nông dân Mỹ và Brazil còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức mùa vụ gieo trồng ở phía trước như hóa chất diệt cỏ, trang thiết bị máy móc, xăng dầu và hạt giống. Nguồn: FP

Không chỉ lo thiếu mỗi phân bón, nông dân Mỹ và Brazil còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức mùa vụ gieo trồng ở phía trước như hóa chất diệt cỏ, trang thiết bị máy móc, xăng dầu và hạt giống. Nguồn: FP

Lo lắng về chi phí đầu vào tăng cao cùng với ràng buộc về chuỗi cung ứng khiến cho nhiều người trồng trọt đang loay hoay. Mặc dù 72% nông dân Mỹ cho biết vẫn sẽ mua các loại phân nitơ, photphat hoặc kali cho vụ xuân này, nhưng đáng ngạc nhiên là có tới 84% người trả lời khảo sát cho biết có thể nhận được nguồn cung phân bón dưới dạng (lỏng, khô, khan) trong năm 2022.

Vậy liệu nông dân có phải đối mặt với tình trạng thiếu phân bón trong vụ xuân năm nay? Câu trả lời có thể là không.

Theo các chuyên gia, rất nhiều yếu tố đã khiến giá phân bón tăng cao hơn trong năm ngoái đã giúp thúc đẩy sản lượng dự trữ ở các đại lý trong vụ gieo trồng năm 2022. Theo đó, các nhà bán lẻ đã giải quyết các vấn đề đau đầu của chuỗi cung ứng trong quá khứ, bằng cách điều chỉnh các chiến lược quản lý hàng dự phòng để đảm bảo có hàng bán lâu hơn và khối lượng lớn hơn.

Thêm vào đó, việc mở rộng diện tích cây trồng dự kiến ​​trong năm 2022 dường như không có khả năng xảy ra do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Báo cáo Triển vọng trồng trọt hồi tuần trước của USDA cho thấy, diện tích các loại cây trồng chính năm 2022 của nước này là khoảng 317,4 triệu mẫu (1 mẫu tương đương 0,4 ha), chỉ tăng 0,07% so với năm ngoái.

Đó có thể là những nhân tố chính đã giữ cho giá phân bón bán lẻ không tiếp tục tăng cao trong ba tháng đầu năm 2022, ngay cả sau khi Nga tấn công Ukraine. Một chỉ số về giá phân bón (NPK) và giá nhiên liệu công bố hai tuần một lần ở bang Illinois cho thấy, giá bán lẻ phân NPK và dầu diesel chỉ tăng 0,9% kể từ khi xung đột nổ ra gần cuối tháng 2 năm 2022.

Một báo cáo gần đây của ngân hàng Rabobank lưu ý rằng, các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga cùng với việc nước này cấm xuất khẩu phân bón “sẽ không có tác động ngay lập tức đến giá lương thực cũng như tình hình sản xuất” trên thế giới.

Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán và thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng đang là mối bận tâm của nông dân các nước. Ảnh: Getty 

Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán và thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng đang là mối bận tâm của nông dân các nước. Ảnh: Getty 

Theo đó, Rabobank lý giải rằng, nguồn cung phân bón cho vụ xuân của nông dân  Mỹ đã được mua từ trước khi nổ ra cuộc chiến ở Bắc bán cầu nên phần lớn sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu phân bón. Tuy nhiên nông dân ở khu vực Nam Mỹ sẽ cảm nhận được những dấu hiệu khủng hoảng thiếu phân bón sớm nhất từ các đòn trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Nga và nước láng giềng Belarus chiếm 40% lượng kali xuất khẩu của thế giới, hiện đang bị cô lập do các lệnh trừng phạt. Dự kiến vụ mùa đậu tương năm 2023 của Brazil sẽ được khởi động vào mùa thu này sẽ phải cần nguồn cung cấp kali mới từ tháng 9 tới để đảm bảo đủ năng suất.

Trước chiến sự ở Ukraine, Brazil vẫn nhập khẩu tới quá nửa nhu cầu phân kali từ Nga và hiện nước này đã phải quay sang đàm phán với các nhà sản xuất kali của Canada để bù đắp thiếu hụt cho mùa trồng trọt 2022/23.

“Chúng tôi buộc phải tăng cường và củng cố quan hệ đối tác lâu dài (với Canada), nhằm đảm bảo sự ổn định và lợi nhuận cho tất cả các mắt xích trong chuỗi sản xuất”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Brazil, Tereza Cristina tuyên bố vào tuần trước.

Có gần một phần ba (31%) nông dân cho rằng mùa vụ có thể sẽ bị trì hoãn trong vụ xuân này do thiếu vật tư đầu vào đang bị gián đoạn. Trong khi những nông dân trồng ngô được khảo sát hy vọng có 26% cơ hội đảm bảo tiến độ, thì nông dân trồng đậu với xác suất là 25%.

Ngoài phân bón, hai loại vật tư quan trọng khác là nhiên liệu và hóa chất cũng đang là mối quan tâm lớn của nông dân, với 24% số người được hỏi mong đợi có đủ nguồn cung thuốc diệt cỏ, tiếp đến là các loại máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp khác.

Cuối cùng là vấn đề hạn hán và thời tiết cũng đâng được nhiều nông dân than thở sẽ là “những điểm đáng lo ngại trong sản xuất năm 2022”. Tính đến thứ Ba tuần trước, có gần 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên khắp nước Mỹ bị xếp vào tình trạng từ khô hạn bất thường đến nghiêm trọng.

Mặc dù hầu hết nông dân đang ngày càng lo lắng về sự không chắc chắn của vật tư đầu vào trong vụ sản xuất này, nhưng theo kết quả khảo sát của Đại học Purdue cho thấy, nông dân đang tận dụng lợi thế của giá nông sản cao để bù đắp phần nào nỗi đau chi phí vật tư đầu vào.

Tuy nhiên một số người vẫn còn do dự trong việc phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường hàng hóa biến động, ngay cả khi giá ngô kỳ hạn mới thiết lập hợp đồng cao ở mức 7 USD/giạ vào sáng thứ Ba. Đặc biệt có khoảng 46% người trồng trọt được khảo sát cho rằng, các loại cây trồng trong niên vụ sắp tới cần phải được bảo hiểm rủi ro ở mức cao hơn.

(Farm Future)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.