| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm sạch, ai làm, bán ở đâu? - Nhãn chín muộn Miền Thiết

Thứ Năm 03/12/2015 , 19:16 (GMT+7)

Nhắc đến điển hình của người nông dân trong thời kỳ hội nhập ở tỉnh Hưng Yên không thể không kể đến anh Nguyễn Văn Thế, ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, chủ sở hữu giống nhãn chín muộn Miền Thiết./ Chăn nuôi sạch ở Diễn Trung

Ngoài việc đang làm Chủ tịch Hội Nông dân của xã, anh Thế còn sở hữu gần 4ha nhãn chín muộn VietGAP.

Trong năm 2014 anh Nguyễn Văn Thế cùng với một số hộ dân trồng nhãn VietGAP khác tại Hưng Yên đã đem được 1,5 tấn nhãn sang giới thiệu và bán tại thị trường Mỹ với giá gần 20 USD/kg, mở đường cho việc năm 2015 này nhóm liên kết SX nhãn VietGAP của xã Hàm Tử có thể sẽ XK được khoảng 100 tấn nhãn sang nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao anh có thể liên kết được hàng trăm người nông dân lại với nhau để hướng tới một mô hình, quy trình SX có thể nói là khá phức tạp hiện nay là VietGAP, anh Thế cười và tâm sự rằng, muốn người khác theo trước tiên mình phải đi đầu, phải làm tốt hơn, giỏi hơn nên cách đây vài ba năm anh đã bắt tay vào thay đổi cách thức SX cũ sang hướng VietGAP.

“Ban đầu bà con không tin mình ngay đâu bởi mất công, mất sức, khi bán sản phẩm cũng chỉ cao hơn của họ được một vài nghìn đồng/kg.

Nhưng với tâm niệm không giàu một mình, mặt khác nếu không liên kết lại thì không thể trở thành hàng hóa nên tôi đi thuyết phục từng hộ là nếu mình không thay đổi thì sau này ngay cả trong chợ mình cũng không có chỗ mà bán nhãn bởi kiểu gì đến một lúc nào đó thực phẩm phải được chứng nhận an toàn và có nguồn gốc xuất xứ mới được cho phép tiêu thụ chứ không phải bạ đâu bán đấy như hiện nay.

Nếu bây giờ mình không thay đổi dần thì sau này chắc chắn sẽ trở tay không kịp và bị đào thải. Nhờ kiên trì vận động, hiện nay nhóm SX nhãn chín muộn VietGAP của chúng tôi đã lên tới 200 thành viên, chiếm hơn một nửa diện tích nhãn của Hàm Tử”, anh Nguyễn Văn Thế chia sẻ.

Cũng theo anh Thế, khó khăn lớn nhất trong quá trình xây dựng nhóm SX nhãn VietGAP chính là thay đổi lại tư duy, thói quen bởi từ trước tới nay bà con phần lớn vẫn làm theo kiểu ngẫu hứng.

Do đó, bản thân anh Thế phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, thậm chí khoác bình phun sâu lên vai để thực hành, hướng dẫn người dân dùng thuốc BVTV đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng chủng loại hoạt chất và đặc biệt là việc viết nhật ký đồng ruộng.

“Nói thật với anh để tạo ra được thói quen mới này với bà con nông dân không hề đơn giản chút nào bởi trước đây đa phần người trồng nhãn ở Hàm Tử đều pha liều lượng thuốc BVTV cao hơn so với hướng dẫn vì bà con nghĩ đơn giản rằng là phun đặc cho sâu nhanh chết mà không nghĩ đến những hậu quả hệ lụy nó mang lại", anh Thế bộc bạch.

Mặc dù biết lượng tiền của anh Nguyễn Văn Thế bỏ ra để đầu tư cho gần 4 ha nhãn VietGAP là không hề nhỏ, song với doanh thu mỗi năm khoảng 4 tỷ đồng, trong đó riêng tiền bán nhãn trên dưới 2 tỷ đồng cho thấy những người nông dân như anh Thế có đủ hành trang, kinh nghiệm và kiến thức để hội nhập.

Với những đóng góp to lớn cho vùng nhãn tại quê nhà Hàm Tử, anh Nguyễn Văn Thế được các Bộ, ban ngành nhiều lần vinh danh và tới đây là Danh hiệu Cánh đồng vàng do Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam trao tặng.

Để liên hệ với Trang trại nhãn Miền Thiết, người tiêu dùng có thể đến Hội Nông dân xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, Hưng Yên hoặc liên lạc với anh Nguyễn Văn Thế qua SĐT: 0989548559.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.

Hà Nội: Dự kiến tổ chức đấu giá hơn 7.000m² đất tại quận Long Biên

Hà Nội giao 9.989,5m² đất tại phường Thượng Thanh cho quận Long Biên để chỉnh trang hạ tầng, đấu giá và xây đường giao thông.