| Hotline: 0983.970.780

Thương ngư dân nhưng phải thượng tôn pháp luật

Thứ Bảy 13/01/2024 , 10:13 (GMT+7)

HÀ TĨNH Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nhiệm vụ chống khai thác IUU là cấp bách, do đó việc xử lý tàu cá vi phạm Hà Tĩnh cần thực hiện nghiêm.

Sáng 12/1, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã có chuyến kiểm tra, làm việc với tỉnh Hà Tĩnh xung quanh tình hình sản xuất, quản lý hoạt động nuôi trồng; bảo tồn thủy sản, hạ tầng thủy sản và triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra hạ tầng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra hạ tầng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ. Ảnh: Thanh Nga.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, thời gian vừa qua Ban chỉ đạo IUU các cấp đã kiện toàn lại, đồng thời vào cuộc rất chặt chẽ trong việc ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đến nay chưa phát hiện tàu cá Hà Tĩnh vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài; riêng năm 2023 các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 45 vụ/50 tàu cá vi phạm các quy định IUU; xử phạt hành chính hơn 600 triệu đồng.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay địa phương đang gặp phải là tỷ lệ đăng kiểm tàu cá toàn tỉnh mới đạt 42,51% tàu thuộc diện đăng kiểm có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hạn sử dụng.

Nguyên nhân là do một số tàu cá đã thực hiện công tác đăng kiểm tại tỉnh bạn hoặc các Trung tâm Đăng kiểm tư nhân mà chưa được cập nhật dữ lên hệ thống VNFISHBASE; một số tàu cá tại các vùng biển bãi ngang không đi qua các cửa lạch do Biên phòng kiểm soát nên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn khó khăn; chính quyền các cấp chưa chú trọng việc hướng dẫn, đôn đốc hướng dẫn ngư dân tổ chức thực hiện.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ mới có 2 cảng cá chỉ định tại 2/6 huyện, thị xã ven biển; năng lực bốc dỡ hàng hóa qua cảng, việc giám sát sản lượng khai thác còn bộc lộ nhiều hạn chế; luồng lạch vào các cảng bị bồi lắng gây khó khăn, cản trở tàu cá ra vào cảng.

Đoàn kiểm tra hoạt động giám sát tàu cá tại cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà. Ảnh: Thanh Nga.

Đoàn kiểm tra hoạt động giám sát tàu cá tại cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà. Ảnh: Thanh Nga.

Thời gian tới Hà Tĩnh sẽ tập trung theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá về các quy định trong đăng ký, cấp phép khai thác cho tàu cá, đảm bảo 100% tàu cá trên địa bàn phải được đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu VNFISHBASE.

Đối với hoạt động đăng kiểm, trên cơ sở danh sách các tàu đến hạn, hết hạn đăng kiểm do Sở NN-PTNT cung cấp, các địa phương có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu cá, yêu cầu thực hiện các quy định về đăng kiểm tàu cá; đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện hoàn thành việc đăng kiểm.

Cơ quan chức năng tỉnh này cũng sẽ tăng cường giám sát sản lượng, thu, nộp nhật ký khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thực hiện các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát và có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp từ nay đến tháng 4/2024.

Sau đó làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU. Ảnh: Thanh Nga.

Sau đó làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU. Ảnh: Thanh Nga.

Đồng thời, kiên quyết không cho các tàu cá xuất bến khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định. Xử lý nghiêm tàu giã cào vi phạm vùng biển khai thác, các hoạt động khai thác bằng chất nổ, xung điện tại vùng biển ven bờ…

Hà Tĩnh cũng cam kết với Chính phủ, các bộ ngành sẽ nỗ lực giải quyết triệt để những tồn tại nêu trên. Mong rằng Trung ương tiếp tục ưu tiên, bố trí nguồn vốn đầu tư, xây dựng nâng cấp các cảng cá, các âu neo đậu tránh trú bão đảm bảo điều kiện theo yêu cầu của EC; hỗ trợ nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao để giảm bớt áp lực khai thác thủy sản ven bờ.

Đối với luồng lạch ra, vào cảng cá, âu nẹo đậu tránh trú bão cho tàu cá thường xuyên bị bồi lắng, Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN-PTNT có khảo sát đánh giá tổng thể, có ưu tiên, đề xuất chính phủ nguồn lực, chính sách giúp địa phương  nạo vét luồng lạch thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá hoạt động.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác ghi nhật ký truy xuất nguồn gốc thủy sản tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác ghi nhật ký truy xuất nguồn gốc thủy sản tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: Thanh Nga.

Sau khi kiểm tra thực trạng bồi lắng nghiêm trọng tại các cảng cá Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân; Cửa Sót, huyện Lộc Hà và hoạt động khai báo ra vào cảng cá Cửa sót, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản; ngăn chặn có hiệu quả các hành vi khai thác IUU. Tuy nhiên, về lâu dài muốn cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC, Hà Tĩnh cần khắc phục các tồn tại trong công tác kiểm soát tàu cá “3 không”; ghi nhật ký khai thác đúng quy định và xử phạt hành chính tàu các vi phạm một cách nghiêm túc.

“Chúng ta thương ngư dân nhưng phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đừng nghĩ rằng không vi phạm khai thác ngư trường nước ngoài là yên tâm, đây chỉ là một trong rất nhiều lỗi khuyến nghị của EC. Vì vậy, Hà Tĩnh cần mạnh tay hơn trong việc xử phạt hành chính các tàu cá vi phạm quy định về khai thác IUU”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thực trạng bồi lắng cảng cá Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân đang ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Thanh Nga.

Thực trạng bồi lắng cảng cá Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân đang ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Thanh Nga.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nhiệm vụ gỡ “thẻ vàng” của EC đang rất cấp bách, do đó vai trò của lực lượng Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng, Công an, Ban quản lý các cảng cá và chính quyền các địa phương cực kỳ quan trọng. Tất cả đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau, phân công công việc cụ thể để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, tránh chồng chéo.

Đối với các kiến nghị của tỉnh về nạo vét các cảng cá bị bồi lắng, Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm bố trí vốn thực hiện các nội dung này, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá ra vào cảng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm