| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi Bản Mồng 'chạy đua' với lũ

Thứ Hai 02/07/2018 , 14:50 (GMT+7)

Dự án Thủy lợi Bản Mồng do BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 làm chủ đầu tư là công trình trọng tâm của Bộ NN-PTNT nằm ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) có tổng số vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.

14-54-29_nh_1
Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi Bản Mồng

Ban đầu công trình này dự kiến phải di dời, tái định cư khoảng 1.265 hộ dân (khoảng 4.900 nhân khẩu). Nhận thấy dự án sẽ ảnh hưởng rất lớn về xã hội, Bộ NN-PTNT mà trực tiếp là Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã cùng các đơn vị thuộc Bộ, các chuyên gia và Ban 4 nghiên cứu các giải pháp công trình để giữ được 585 hộ ở thị trấn Châu Bình. Đến nay chỉ còn 220 hộ phải di dời.

Theo ông Nguyễn Hải Thanh, Giám đốc BQL đầu tư và xây dựng 4: Được khởi công xây dựng năm 2010, do khó khăn về nguồn vốn, công trình thủy lợi Bản Mồng buộc phải dãn tiến độ, đến năm 2017, mới được cấp vốn trở lại. Nhưng do vướng mặt bằng tồn tại trong nhiều năm nên việc thi công công trình đầu mối bị chậm trễ.

Để khắc phục những phần việc bị ách tắc do giải phóng mặt bằng (GPMB) nhất là cầu qua kênh dẫn dòng, Ban 4 đã sáng kiến đề xuất phương án và được chấp nhận làm ngầm qua kênh dẫn dòng nhằm đưa phương tiện máy móc cùng vật tư vào phục vụ thi công đào hố móng đập chính kịp thời.

Ngoài ra, cùng địa phương tháo gỡ khó khăn trong công tác GPMB bằng việc điều chỉnh diện tích GPMB nhỏ nhất để tiết kiệm nguồn vốn. Ở đầu cầu qua kênh dẫn dòng điều chỉnh phần GPMB xuống chỉ còn 1/10 so với diện tích trước đây cùng phương án kỹ thuật đi cùng. Đến nay công tác GPMB liên quan đã cơ bản hoàn thành; kịp thời, đưa cầu qua kênh dẫn dòng vào hoạt động trước lụt tiểu mãn, tạo điều kiện cho các nhà thầu đưa các loại thiết bị, máy móc hiện đại cùng vật tư, vật liệu vào thi công đập chính, đáp ứng yêu cầu thi công trong năm 2018.

Bên cạnh đó, do thi công ở địa hình rừng núi cùng tác động của biến đổi khí hậu, Ban 4 cập nhật chuỗi thủy văn trong 10 năm lại nay ở miền tây Nghệ An để trình Bộ NN-PTNT phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở cho phù hợp thực tế… Tranh thủ thời tiết thuận lợi, hơn 110 máy móc, thiết bị cùng hàng trăm cán bộ, công nhân luôn đảm bảo thi công 3 ca liên tục trên công trường. Đến nay đê quai đã được đắp lên cao trình chống lũ chính vụ hoàn thành trước kế hoạch.

Để chuẩn bị thi công đập bê tông khối lớn có chất phụ gia tro bay, Ban 4 đã tổ chức một cách khoa học, phê duyệt tiêu chuẩn cơ sở và đưa ra các quy trình quản lý chất lượng từ khâu thiết kế, thi công và nghiệm thu; tổ chức lớp học cho các nhà thầu, mời các chuyên gia đầu ngành giảng dạy và trực tiếp tiến hành thí nghiệm tại công trường về cấp phối bê tông cũng như khống chế nhiệt.

14-54-29_nh_3
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT thường xuyên kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công công trình Bản Mồng

Những ngày này hàng trăm ô tô, máy móc thi công hiện đại ngày đêm vang rền tiếng máy đào lấp, thi công hố móng đập chính. Các nhà thầu gồm TCty Xây dựng thủy lợi 4, TCty 36 (Bộ Quốc phòng), Cty Hòa Hiệp và Cty Hoàng Dân cùng tham gia, đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo kế hoạch đề ra.

Điều cần thiết nhất đó là việc để hoàn thành giai đoạn 1 kịp thời đưa dự án vào hoạt động, công trình cần bổ sung thêm khoảng 626 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục: cửa van tràn xả lũ, thiết bị trạm bơm, cửa van cống lấy nước, hệ thống đường ống; đặc biệt kinh phí cho hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giai đoạn 2 trong lòng hồ…

Kiểm tra công trình đầu mối, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã biểu dương tinh thần vượt khó của Ban 4 cùng các nhà thầu và địa phương đã nỗ lực vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thi công. Ban 4 đã có nhiều sáng kiến trong tổ chức thi công, quản lý chất lượng công trình theo hướng quy chuẩn, nhất là phối hợp với các nhà khoa học trong thí nghiệm và kiểm soát chất lượng bê tông đập chính phối trộn với phụ gia tro bay để giảm chi phí và tăng chất lượng, tuổi thọ công trình...

 

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm