| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng lớn của ngành Logistics

Thứ Tư 20/05/2020 , 16:01 (GMT+7)

Logistics là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mới, đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.

Hơn 70% hàng hoá xuất khẩu này phải chuyển tải về bằng đường bộ hay sà lan lên các cảng ở TP.HCM hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Minh Đảm.

Hơn 70% hàng hoá xuất khẩu này phải chuyển tải về bằng đường bộ hay sà lan lên các cảng ở TP.HCM hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Minh Đảm.

Riêng ở ĐBSCL, hằng năm có đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản, và tổng nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu của vùng khoảng 19 - 20 triệu tấn. Theo kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng ĐBSCL năm 2019, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều thuê ngoài dịch vụ logistics.

Trong đó, các dịch vụ logistics truyền thống như vận tải quốc tế và nội địa, dịch vụ giao nhận, kho bãi và lưu trữ hàng hóa và khai hải quan được thuê ngoài nhiều nhất. Tuy nhiên, hơn 70% hàng hoá xuất khẩu này phải chuyển tải về bằng đường bộ hay sà lan lên các cảng ở TP.HCM hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó mới có thể xếp lên tàu đi ra miền Trung, miền Bắc hoặc đi các cảng quốc tế, làm cho các doanh nghiệp phải gánh nặng chi phí cao hơn 10 - 40% tuỳ từng tuyến.

Bởi lẽ đó, tiểu vùng kinh tế trung tâm ĐBSCL đã được qui hoạch sẽ có thêm 1 Trung tâm Logistics hạng II với quy mô tối thiểu 30 ha đến năm 2020 và trên 70 ha đến năm 2030. Đề án xây dựng cảng biển nước sâu ở ĐBSCL đang được triển khai thực hiện. Trong đó, dự án cảng biển Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT và luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố) ở Trà Vinh cho phép tàu biển có trọng tải 10.000 tấn đầy tải.

Phát triển hệ thống Logistic cần đến nhiều lao động. Theo dự báo, đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần hơn 200.000 nhân sự có kỹ năng cho ngành này. Điều này cho thấy, lĩnh vực Logistics sẽ thu hút nhiều lao động chuyên môn cao trong tương lai, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Ngành Logistic sẽ mở ra cơ hội việc làm cho hàng ngàn sinh viên. Ảnh: ĐHTV.

Ngành Logistic sẽ mở ra cơ hội việc làm cho hàng ngàn sinh viên. Ảnh: ĐHTV.

Trước nhu cầu đó, Trường Đại học Trà Vinh là một trong những trường đại học công lập tiên phong đào tạo chuyên ngành Quản lý dịch vụ Logistics với hình thức CO-OP (Co-operative Education Programs). Đây là chương trình có sự liên kết đào tạo với các doanh nghiệp lớn trong ngành, với 1/3 thời gian đào tạo cho phép sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp như một nhân viên tập sự. Theo đó, sẽ giúp sinh viên đạt tốt các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp thực tế ở các vị trí việc làm và đồng thời nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Chuỗi các hoạt động của logistics từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác sẽ mở ra cho sinh viên hàng ngàn cơ hội việc làm.

Chuyên ngành Quản lý dịch vụ Logistics (theo mô hình Co-op) cùng với chuyên ngành Kinh tế ngoại thương và Quản lý kinh tế thuộc mã ngành Kinh tế với mã số là 7310101 được tuyển sinh trên toàn quốc với mã trường DVT thông qua 4 phương thức tuyển sinh:

Kết quả học tập THPT (học bạ), kết quả thi THPT các tỉnh, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM và xét tuyển thẳng ở các tổ hợp môn A00 (Toán, Vật lý, Hoá học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật lý) và D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).

Đặc biệt, trường Đại học Trà Vinh sẽ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển trực tuyến để tạo điều kiện cho các thí sinh ở xa - PGS TS. Diệp Thanh Tùng, Trưởng Khoa Kinh tế, Luật - ĐH Trà Vinh cho biết.

Mọi thông tin tuyển sinh chi tiết tham khảo qua website: www.tvu.edu.vn hoặc www.tuyensinh.tvu.edu.vn; Facebook: /TraVinhUniversity.TVU; Zalo: 0911.202.707

ĐT: (02943) – 855246(156) – 765536 - 855944

Năm 2019, ĐH Trà Vinh (TVU) được công nhận đạt chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế Châu Âu (FIBAA) do 48 quốc gia ấn định ở ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng, và ngành nông nghiệp thủy sản, thú y cũng đạt kiểm định chất lượng đào tạo quốc tế AUN-QA. 

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.