| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam

Thứ Ba 28/05/2019 , 10:49 (GMT+7)

Theo Tổng cục Thống kê (2010-2015), tại nước ta ngành nông nghiệp hằng năm thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, bã cây ngô, mía; hơn 25 triệu tấn phân trâu bò, lợn, gia cầm, phân người và xác bã, phế phụ phẩm...

Riêng ĐBSCL đã có hơn 23 triệu tấn rơm rạ, hơn 4,6 triệu tấn trấu và hơn 2,3 triệu tấn cám... Một tiềm năng phế liệu làm phân hữu cơ to lớn nhưng chúng ta từ lâu quên lãng.

vi-tro-cu-phn-bon-huu-co-trong-nong-nghiep-825132603818
Phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong SX nông sản hữu cơ.

Nếu giải quyết tốt phế thải trên còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn. Với số lượng phế thải trên, chúng ta đủ sức mỗi năm SX ra 7-8 triệu tấn phân hữu cơ theo mô hình nhà máy mini tại hộ nông dân trên cả nước.

SX phân bón hữu cơ có hai mô hình, đó là mô hình các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty đang SX phân vô cơ cần có một lộ trình định hướng, nhằm giúp các doanh nghiệp này thay thế dần dần NPK (ure, phosphor và kali), đưa vào kế hoạch phát triển công nghệ cao nhằm SX phân bón hữu cơ. Mô hình thứ hai là các nhà máy mini, nhà nhà làm phân bón (hộ nông dân) tự SX phân hữu cơ tại nhà (như một nhà máy mini), tiến tới tổ chức thành tổ hợp hộ gia đình SX phân bón hữu cơ truyền thống phối hợp.

Hội nghị lần thứ 4, BCH TƯ khóa XII có chương trình phát triển nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ. Diễn đàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ của Bộ NN- PTNT tổ chức ngày 15-16/02/2017 cũng thảo luận về nông nghiệp hữu cơ. Muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ, trước hết phải phát triển một nền phân bón hữu cơ đồng bộ, coi đây như chiếc chìa khóa để triển khai thực hiện một cuộc cách mạng nông nghiệp xanh lâu dài.

Một cuộc cách mạng “đổi mới" tập quán phải gần như cả hệ thống chính trị, hệ thống doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức nông dân và bà con nông dân vào cuộc, làm đồng bộ mới hy vọng thành công.
 

Khó khăn, thuận lợi phát triển phân bón hữu cơ

Ngành phân bón Việt Nam đang hình thành một nền SX phân bón hóa học (vô cơ) đồ sộ chiếm trên 80% sản lượng. Hội nghị BCH TƯ Hiệp hội Phân bón Việt Nam ngày 05/04/1995, tham dự có nhiều Bộ ngành, gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ NN- PTNT, Bộ Công thương, Bộ KH- ĐT, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ban Đổi mới doanh nghiệp TƯ, Hội Nông dân Việt Nam, và gần 200 doanh nghiệp SX, kinh doanh phân bón đã thống nhất với đề nghị của Hiệp hội Phân bón Việt Nam: Lấy ngày 01/05 hằng năm là ngày phân bón hữu cơ Việt Nam.

Căn cứ công văn số 445/VPCP ngày 17/01/2017 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ NN- PTNT, Hiệp hội Phân bón Việt Nam thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về tổ chức phát triển chiến lược phân bón hữu cơ.

Được biết, đến năm 2018, cả nước đã tổ chức được 193 đơn vị SX phân hữu cơ (Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, Chi nhánh, Tổ hợp...) với sản lượng ước đạt 1,2 triệu tấn phân bón hữu cơ vi sinh/năm, trong khi nhu cầu 12 triệu tấn/năm. Trong đó đi đầu là Tập đoàn Quế Lâm, Tập đoàn Con Cò Vàng, Tổng công ty Sông Gianh, Công ty cổ phần Tiến Nông, Công ty Komix Thiên Sinh và một số đơn vị phân bón....

imges590448-nh5132554393
Mô hình trồng vải thiều sử dung phân bón hữu cơ Sông Gianh.

Có một số Tổng công ty SX phân vô cơ đã có lộ trình chuyển hướng sang làm phân hữu cơ công nghệ Nano, Hitech, Biotech và công nghệ Realstrong, là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Phân bón và Hóa chất Cà Mau, Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Phân bón Miền Nam...

Trong số các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty phân bón hữu cơ nói trên thì Tập đoàn Quế Lâm là đơn vị dẫn đầu toàn nghành, với 08 công ty thành viên đã trang bị công nghệ tự động hóa SX phân bón hữu cơ của Nhật Bản, có kế hoạch đến năm 2020 SX mỗi năm 0,8-1 triệu tấn phân bón hữu cơ công nghiệp và phân bón hữu cơ khác.

Làm một cuộc cách mạng chiến lược phát triển phân bón hữu cơ là chìa khóa phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Nếu chỉ có tổ chức hội nghị, hội thảo thôi thì không thể thành công, thành cao trào đột phá được. Chúng ta phải làm đồng bộ, từ tuyên truyền, tổ chức từng mô hình điểm, làm từ xã, huyện, tỉnh tới Trung ương, và phấn đấu thực hiện cho được ý tưởng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 445 cũng như ý tưởng của Bộ trưởng Bộ NN- PTNT, là đến năm 2020 Việt Nam có 3 triệu tấn phân hữu cơ.

Chính sách chiến lược phát triển phân bón hữu cơ

- Đảng, Nhà nước cần có chỉ thị hoặc nghị quyết về chiến lược phát triển phân bón hữu cơ, từ từng hộ nông dân và từ các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty, từ phát triển công nghệ SX phân bón hữu cơ giai đoạn từ 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2025-2030.

- Đề nghị Chính phủ sớm công bố bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón hữu cơ.

- Đặc biệt đề nghị Chính phủ, từ năm 2020 có lộ trình chấm dứt, hạn chế dùng các hóa chất trong nông nghiệp, hạn chế và tiến tới chấm dứt dần dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích trong nông nghiệp nhằm làm cho cuộc cách mạng phát triển phân bón hữu cơ, phục vụ một nền nông nghiệp hữu cơ ở nước ta thành công.

 

(Chủ tịch Trung ương Hội Phân bón Việt Nam)

  • Tags:
Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.