| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng xuất khẩu rau quả chế biến cuối 2021 và cả năm 2022

Thứ Ba 16/11/2021 , 10:43 (GMT+7)

Với sự tác động của dịch bệnh Covid-19, cộng với nhu cầu thế giới tăng lên trong những năm qua, xuất khẩu rau quả đang chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến.

Xuất khẩu rau quả đang chuyển mạnh sang sản phẩm chế biến. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xuất khẩu rau quả đang chuyển mạnh sang sản phẩm chế biến. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), dịch Covid-19 được cho là không ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất rau, củ, quả chế biến toàn cầu. Ngược lại, nguồn cung rau quả chế biến tăng khi xuất khẩu sản phẩm tươi hoặc đông lạnh giảm, buộc các nhà sản xuất phải chuyển hướng sang chế biến.

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, xuất khẩu các sản phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật trên toàn cầu giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 2%/năm, từ 59 tỷ USD năm 2016 tăng lên 63,75 tỷ USD năm 2020.

Do lối sống bận rộn, người tiêu dùng ở nhiều nước ngày càng xem các sản phẩm trái cây và rau củ đã qua chế biến như một giải pháp tiết kiệm thời gian mà vẫn có nguồn năng lượng bổ sung cho cơ thể. Vì vậy, thị trường rau quả chế biến toàn cầu dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2020–2027.

Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu sản phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 9 toàn cầu. Tốc độ xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 22,15%/năm, từ 424,17 triệu USD năm 2016 tăng lên 929,78 triệu USD năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Việt Nam trong tổng trị giá thế giới tăng từ 0,72% năm 2016 lên 1,46% năm 2020.

Theo Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2016-2020, tốc độ xuất khẩu rau quả đã qua chế biến của Việt Nam đều tăng trưởng ở mức 2 con số. Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam năm 2019 tăng tới 41,2% so với năm 2018. Năm 2020 tăng 11,1% so với năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, do khó khăn về logistics, trong khi việc bảo quản hàng rau quả tươi của Việt Nam còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch khá thành công trong xuất khẩu rau quả khi đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến. 

Cụ thể, xuất khẩu rau quả đã qua chế biến tháng 9/2021 đạt 65,42 triệu USD, tăng 13,7% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đã qua chế biến đạt 653,5 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.

Tăng xuất khẩu rau quả chế biến sẽ giảm bớt áp lực đầu ra cho rau quả tươi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tăng xuất khẩu rau quả chế biến sẽ giảm bớt áp lực đầu ra cho rau quả tươi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các thị trường xuất khẩu chính rau quả chế biến của Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia …

Đặc biệt, với thị trường lớn nhất của rau quả là Trung Quốc, trong bối cảnh xuất khẩu hàng rau quả tươi gặp khó khăn, các doanh nghiệp đã chuyển dịch thành công sang sản phẩm rau quả chế biến. Bằng chứng là trong 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng 24,8% so với cùng kỳ 2020.

Bên cạnh đó, tốc độ xuất khẩu rau quả chế biến sang một số thị trường chính tăng trưởng ở mức 2 con số như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Australia, Ấn Độ. Nhìn chung, ngành rau quả Việt Nam đã khá thành công khi tăng xuất khẩu sang các thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn và yêu cầu khắt khe về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm.

Bộ Công Thương cho rằng, với kết quả đạt được trong cả năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021, ngành hàng rau quả Việt Nam đã có sự chuyển dịch khá thành công sang phân khúc chế biến các sản phẩm sấy khô, nước ép đóng hộp ...

Khi phát triển theo hướng chế biến, rau quả Việt Nam có thể kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hoá gấp 3-4 lần so với hàng tươi. Việc đưa rau quả vào chế biến sâu sẽ tăng thời gian bảo quản, giúp thoát được tình trạng dư cung.

Dự báo trong những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022, rau quả chế biến vẫn sẽ là chủng loại sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.