| Hotline: 0983.970.780

Tiêm phòng diện rộng vacxin viêm da nổi cục

Thứ Ba 02/03/2021 , 11:12 (GMT+7)

Từ hôm nay (2/3), các địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh bắt đầu triển khai tiêm phòng diện rộng vacxin viêm da nổi cục cho hơn 46.000 con trâu, bò.

Gần 1.000 con trâu, bò nhiễm bệnh

Bệnh viêm da nổi cục đã khiến gần 1.000 con trâu, bò tại Hà Tĩnh mắc bệnh. Ảnh: Gia Hưng.

Bệnh viêm da nổi cục đã khiến gần 1.000 con trâu, bò tại Hà Tĩnh mắc bệnh. Ảnh: Gia Hưng.

Ngày 15/12/2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh. Sau hơn 2 tháng hoành hành, đến 2/3/2021, toàn tỉnh đã có 997/420.000 con gia súc tại 8 huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Can Lộc mắc bệnh. Trong đó, hơn 50 con trâu, bò bị chết, phải tiến hành tiêu hủy; 312 con đã khỏi triệu chứng lâm sàng.

Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh, tập quán chăn nuôi gia súc của người dân địa phương chủ yếu thả rông; việc đầu tư xây dựng chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học còn hạn chế nên bệnh VDNC lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Đặc biệt, dịch bệnh này có tỷ lệ gia súc chết khá cao (từ 5 - 7% so với tổng số gia súc mắc bệnh) khiến người chăn nuôi hết sức lo lắng.

Thời gian này thời tiết ấm dần lên, các loại côn trùng và động vật trung gian truyền bệnh hoạt động mạnh nên nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan, tái phát các ổ dịch cũ là rất cao.

Đàn trâu, bò gần 20.000 con của huyện Cẩm Xuyên mặc dù khởi phát bệnh chậm hơn so với các huyện Thạch Hà, Lộc Hà… song đến thời điểm này đã có 296 con bị bệnh, trải rộng trên địa bàn 17/23 xã; trong đó, 14 con bị chết, phải tiêu hủy.

Ông Lê Văn Danh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho hay, tâm lý của người chăn nuôi hiện đang rất lo lắng, bởi dịch bệnh này không chỉ gây vô sinh cho trâu, bò mà nhiều con phát bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng bỏ ăn, nóng sốt; chỉ nổi nhẹ dưới da nên người dân khó phát hiện để tổ chức cách ly, ngăn chặn dịch lây lan.

Thả rông gia súc là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Ảnh: Gia Hưng.

Thả rông gia súc là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Ảnh: Gia Hưng.

Còn tại cơ sở, theo Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) Nguyễn Văn Dương, vì đây là dịch bệnh lần đầu xuất hiện nên quá trình chỉ đạo còn hạn chế, lúng túng. Hơn nữa, Cẩm Mỹ là địa phương có tổng đàn trâu, bò đứng tốp đầu của huyện (hơn 3.700 con), mật độ chăn nuôi dày; lượng thức ăn dự trữ tại xã cạn kiệt do trận lũ lịch sử hồi tháng 10/2020 nên việc yêu cầu bà con thực hiện nghiêm nuôi nhốt gia súc, nhất là ở các vùng có dịch càng khó khăn hơn.

Tiếp nhận 35.000 liều vacxin

Giữa tháng 1/2021, Hà Tĩnh là một trong 8 tỉnh, thành phố được Bộ NN-PTNT, Cục Thú y lựa chọn tiêm phòng thí điểm vacxin VDNC.  Sau khi tiếp nhận 5.000 liều, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã phân bổ cho huyện Lộc Hà 1.000 liều vacxin Lumpyvac; Thạch Hà 2.000 liều vacxin LumpyShield và Trang trại bò sữa Vinamilk huyện Hương Sơn 2.000 liều vacxin Lumpyvac.

Tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 35.000 liều vacxin viêm da nổi cục để tiêm phòng bao vây các ổ dịch. Ảnh: Gia Hưng.

Tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 35.000 liều vacxin viêm da nổi cục để tiêm phòng bao vây các ổ dịch. Ảnh: Gia Hưng.

Thời điểm tổ chức tiêm phòng, 5 xã của 2 huyện Lộc Hà, Thạch Hà là điểm nóng bệnh VDNC. Tuy nhiên đến thời điểm này, dịch ở các địa phương trên cơ bản được khống chế, không phát sinh thêm trâu, bò mắc bệnh.

Trên cơ sở hiệu quả bước đầu của vacxin, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện huyện rà soát tổng đàn, tuyên truyền người dân tiêm phòng diện rộng vacxin VDNC cho 100% đàn trâu, bò.

Đến ngày 2/3, tỉnh Hà Tĩnh cần gấp 46.000 liều vacxin VDNC để tiêm phòng bao vây các ổ dịch. Hiện Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã tiếp nhận 35.000 liều, phân bổ cho các huyện đã đăng ký. Cùng ngày, huyện Thạch Hà bắt đầu tiêm vacxin VDNC diện rộng; các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh tổ chức tập huấn. 

Riêng điểm nóng huyện Cẩm Xuyên, để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, huyện sẽ hỗ trợ tiền công tiêm cho người chăn nuôi, phấn đấu tiêm xong gần 10.000 liều vacxin trong khoảng 15 – 20 ngày. 

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất