| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về xăng sinh học

Thứ Năm 23/06/2016 , 07:04 (GMT+7)

Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12/2015, xăng E5 sẽ được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. 

* Xin hỏi xăng sinh học là gì. Lợi và hại của xăng sinh học?

Bạn Vũ Thế Hoà (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12/2015, xăng E5 sẽ được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc.

Trên thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2010, tuy nhiên người dân vẫn còn ít quan tâm và sử dụng loại nhiên liệu này. Bên cạnh đó, không ít người có những khái niệm chưa chính xác về xăng E5 và vẫn còn rất nhiều thắc mắc cần giải đáp về loại xăng này.

Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Cồn sinh học (Ethanol sinh học) còn gọi là nhiên liệu sinh học (NLSH).

Đây là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật. Ví dụ chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa…), chế xuất từ ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương…), chế xuất từ chất thải trong nông nghiệp (rơm, rạ, phân…), chế xuất từ sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải…). Ở Việt Nam các nhà máy sản xuất cồn sinh học chủ yếu sử dụng nguyên liệu là sắn.

Sử dụng NLSH giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2. Ngoài ra, lượng khí độc hại thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn.


* Bộ quần áo vũ trụ được làm bằng gì và có công dụng như thế nào?

Bạn Nguyễn Kim Thoa (huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang)

Theo mạng khoahoc.tv thì về mặt công năng, bộ quần áo vũ trụ giống như là bầu trời thu nhỏ. Phía ngoài bộ quần áo có tính đàn hồi, cả trong lẫn ngoài tổng cộng có từ 10 đến 20 lớp với trọng lượng hơn 50kg. Và còn phải dùng sợi thủy tinh chống nhiệt may vào giữa mỗi lớp áo.

Trong không trung có rất nhiều nham thạch, nếu quần áo quá mỏng rất dễ bị cắt vỡ. Chỉ có quần áo dày mới có thể ngăn được các tia bức xạ và nhiệt độ cao của vũ trụ để tránh cho cơ thể bị thiêu cháy.

Do còn phải để các nhân viên hàng không vũ trụ khi mặc bộ quần áo này nhưng vẫn sinh hoạt được bình thường như ăn uống, đi lại, các khớp xương như cổ tay và hai đầu gối có thể co duỗi,... nên trong bộ quần áo hàng không vũ trụ có các đường ống ngang dọc đan xen nhau. Các ống này lại có các chức năng khác nhau như gửi không khí, gửi nước. Trên bộ quần áo còn có thiết bị tăng áp giúp người mặc cảm nhận được một chút trọng lượng, tránh cho máu trong cơ thể sôi sùng sục trong điều kiện không có áp lực.

Ngoài ra, trên bộ quần áo vũ trụ còn có một mũ bảo hiểm trong suốt hình tròn, có thể cản được tia hồng ngoại. Phía sau lưng áo vũ trụ còn có một bình to. Trên các hướng của nó có lắp vòi phun. Lợi dụng phản lực do nó phun khí về các hướng giúp cho người mặc tự do vận động trước sau, trái phải, trên dưới.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.