| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Bình Dương cần làm gì để thu hồi 43 ha đất chuyển nhượng trái phép?

Thứ Năm 03/12/2020 , 11:01 (GMT+7)

Tỉnh Bình Dương đủ căn cứ pháp lý để thu hồi khu đất 43 ha bị chuyển nhượng trái phép về cho nhà nước trong thời gian không kéo dài quá 60 ngày.

Chỉ sau 5 bước, tỉnh Bình Dương hoàn toàn có thể dễ dàng thu hồi khu đất 43 ha chuyển nhượng trái phép. Ảnh: ST.

Chỉ sau 5 bước, tỉnh Bình Dương hoàn toàn có thể dễ dàng thu hồi khu đất 43 ha chuyển nhượng trái phép. Ảnh: ST.

Theo quy định của pháp luật về trình tự thu hồi tài sản công là quyền sử dụng đất bị chuyển nhượng trái pháp luật, tại Điều 9, Nghị định 167  trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.

Như vậy, căn cứ vào việc chủ sở hữu trước đây của Công ty Bình Dương là Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, việc thu hồi khu đất 43 ha sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương sẽ chỉ đạo một đơn vị chức năng của tỉnh làm đầu mối lập Phương án xử lý khu đất 43 ha nói trên để trình Chủ tịch UBND tỉnh. Phương án xử lý cần bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung  sau: kế hoạch cụ thể  để thu hồi khu đất 43 ha; kế hoạch giải quyết các hậu quả về tài chính đối với Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú sau thu hồi; kế hoạch giải quyết các hậu quả về hành chính, pháp lý sau thu hồi; kế hoạch bán đấu giá khu đất 43 ha; kế hoạch quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán đấu giá khu đất 43 ha. 

Bước 2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương sẽ báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương về Phương án xử lý khu đất 43 ha và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Phương án sau khi đã có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.

Bước 3, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thu hồi đối với khu đất 43 ha trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Phương án xử lý khu đất 43 ha được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

Bước 4, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo việc thu hồi khu đất 43 ha theo quyết định của UBND tỉnh và tiến hành công tác xử lý sau thu hồi: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày UBND tỉnh có quyết định thu hồi khu đất 43 ha, Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú phải thực hiện bàn giao đầy đủ 02 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng của khu đất 43 ha, các hồ sơ có liên quan đến khu đất 43 ha và bàn giao toàn bộ khu đất 43 ha trên thực địa cho Sở Tài chính. 

Bước 5: Thực hiện các phần việc theo kế hoạch đã xây dựng trong Phương án xử  lý khu đất 43 ha đã được phê duyệt như: bán đấu giá khu đất, giải quyết các hậu quả về tài chính, pháp lý sau thu hồi. Do hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng khu đất 43 ha trên được xác định là vô hiệu nên các bên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp này Công ty Tân Phú phải hoàn trả cho Công ty Bình Dương khu đất 43 ha và toàn bộ giấy tờ pháp lý có liên quan ngược lại Công ty Bình Dương phải hoàn trả số tiền trên 250 tỉ đồng cho Công ty Tân Phú.

Việc thu hồi khu đất 43 ha được pháp luật quy định trình tự thủ tục rất rõ ràng và thuận lợi cho UBND, Chủ tịch UBND. Ảnh: ST.

Việc thu hồi khu đất 43 ha được pháp luật quy định trình tự thủ tục rất rõ ràng và thuận lợi cho UBND, Chủ tịch UBND. Ảnh: ST.

Có thể thấy, việc thu hồi khu đất 43 ha trong trường hợp này được pháp luật quy định trình tự thủ tục rất rõ ràng và thuận lợi cho UBND, Chủ tịch UBND và các Sở ngành của tỉnh Bình Dương thực hiện. Thời gian thu hồi tài sản về cho nhà nước kể từ ngày Phương án xử lý được phê duyệt đến lúc bàn giao thực địa khu đất nói trên không kéo dài quá 60 ngày.

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Giảm án cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tòa phúc thẩm giảm án cho Nguyễn Cao Trí trong vụ Vạn Thịnh Phát, ghi nhận khắc phục hậu quả nhưng hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng.