| Hotline: 0983.970.780

Tinh giản bộ máy hành chính: Phải từ Bộ, ngành Trung ương

Thứ Năm 06/11/2014 , 10:10 (GMT+7)

ĐBQH Trương Văn Vở (Đồng Nai) khẳng định việc Đề án tinh giản cán bộ chưa hoàn thành sẽ là một điểm nghẽn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương./ Đột phá chính là đổi mới thể chế

Tại Kì họp quốc hội thứ 7, ĐBQH Trương Văn Vở (Đồng Nai) (ảnh) từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình về Đề án tinh giản cán bộ và được Bộ trưởng hứa sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013 nhưng đến nay Đề án vẫn chưa hoàn thành.

Ông Trương Văn Vở khẳng định đây là một điểm nghẽn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương…

10-43-01_img_3846

Ngân sách nhà nước gặp khó khăn sẽ khiến Chính phủ không thể đảm bảo lộ trình tăng lương và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức. Theo ông, Chính phủ phải làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?

Chi thường xuyên vọt lên con số rất lớn, trên 70% tổng chi ngân sách trong khi yêu cầu trả nợ đến hạn các khoản vay nước ngoài thúc bách, rồi nhu cầu đầu tư phát triển, nhu cầu tăng lương…, những việc đó đang khiến Chính phủ và Quốc hội đau đầu.

Tôi cho rằng một trong những điểm nghẽn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương là ở các văn bản pháp luật của Chính phủ mà Bộ Nội vụ tham mưu chậm.

Tại kì họp thứ 7, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Đề án tinh giản cán bộ và được hứa là sẽ hoàn thành Đề án này vào cuối năm 2013 nhưng tới giờ phút này vẫn chưa có. Chính việc chậm trễ này ảnh hưởng đến lộ trình cải cách tiền lương.

Mỗi khi ngân sách gặp khó khăn, Chính phủ đều nghĩ đến việc tinh giản cán bộ. Lịch sử cho thấy, từ những năm 90 của thế kỉ trước ta đã thực hiện việc giảm biên chế, sáp nhập các bộ, ngành, tuy nhiên chỉ sau một thời gian số lượng cán bộ hưởng lương ngân sách lại tiếp tục phình ra. Phải làm gì để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy, thưa ông?

Đúng ra chúng ta đã phải xây dựng xong những quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức, xác định vị trí việc làm.

Nhưng mới chỉ có 5 bộ và 20 địa phương thực hiện thì làm sao có cơ sở để sắp xếp lại bộ máy và cải cách tiền lương được. Số lượng công chức sáng cắp ô đến, chiều cắp về còn nhiều nên chúng ta cần tiêu chuẩn chức danh cán bộ, kèm theo đó là đánh giá tiêu chí cán bộ, quy trình, thẩm quyền đánh giá cán bộ công chức hằng năm.

Ta phải có đánh giá thì mới biết là sẽ tinh giản được bao nhiêu.

Một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Ninh đang thực hiện việc cắt giảm cán bộ thôn, xã, các tổ chức hội đoàn thể nhằm giảm gánh nặng ngân sách và đã rất thành công. Tuy nhiên, nếu Quốc hội và Chính phủ không thực hiện lộ trình tăng lương thì những địa phương tự cân đối ngân sách cũng không có cơ sở để thực hiện việc tăng lương cho cán bộ?

Theo tôi mọi việc phải đi từ bộ, ngành Trung ương. Ngay ở các bộ số lượng lãnh đạo cũng nhiều hơn nên phải quy định chức năng nhiệm vụ từ các bộ, ngành Trung ương. Sau đó cơ sở mới sắp xếp lại từng tiêu chuẩn chức danh gắn với vị trí việc làm.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ông Phạm Gia Túc làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ Chính trị vừa quyết định điều động, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Cây bưởi góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thượng Mỗ

Cách đây 30 năm một số nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã tiên phong trong việc mang giống bưởi Diễn về trồng thử ở quê mình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.