Dịch tả lợn châu Phi là gì?
Virus dịch tả lợn châu Phi là tác nhân gây gây bệnh sốt xuất huyết ở lợn. Virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong 100% ở lợn, và lây nhiễm liên tục vào vật thể khác.
Bệnh dịch tả này được phát hiện lần dầu tiên tại Kenya (châu Phi) nên được được lấy tên là Dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi gây ra lại gây thiệt hại rất nặng nề đối với ngành chăn nuôi nếu không có biện pháp để kiểm soát. Tiêu hủy là biên pháp tối ưu nhất hiện nay.
Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người?
Hiện nay vẫn chưa tìm thấy loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, rất may mắn là loại virus dịch tả lợn châu Phi này không lây nhiễm sang người.
Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào?
Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh trên người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo, và gia cầm như gà, vịt.
Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn...
Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho con người, bởi khả năng làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn tiết canh, ăn thịt heo nhiễm bệnh nhưng chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn gây bệnh trú ngụ trong miệng. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, khi tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.
Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, cảm giác buồn nôn, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn nữa là viêm màng não.
Cách phòng tránh dịch tả lợn châu Phi
Cách phòng tránh dịch tả lợn châu Phi hiệu quả nhất là chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm, vì chúng có khả năng là nguồn mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Khi phát hiện lợn nhiễm bệnh, nên lập tức báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, không thực hiện mua bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh, thịt lợn nghi ngờ bị bệnh.
Người tiêu dùng nên tìm mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ uy tín, không sử dụng thức ăn thừa đã qua sử dụng hay thức ăn chưa nấu chín.
Quá trình tiến hóa của dịch tả lợn châu Phi
Sự tiến hóa của dịch tả lợn châu Phi trên thế giới bắt đầu từ năm 1921. Theo đó,
Năm 1921: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya (châu Phi).
Năm 1957: Dịch tả lợn châu Phi lần đầu được phát hiện và báo cáo tại châu Âu.
Năm 2007: Dịch được phát hiện ở Armenia.
Năm 2008: Azerbaijan bắt đầu có heo nhiễm bệnh.
Từ cuối năm 2017 - 2018, đã có 12 quốc gia báo cáo có lợn nhiễm dịch tả châu Phi, bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Tiệp Khắc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraine và Zambia.
Vào tháng 8/2018: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Đã có hàng triệu con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy tại quốc gia này. Sau đó lây lan sang Việt Nam, tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên phát hiện ra ổ dịch.
Năm 2020: Sau một thời gian dập tắt dịch tả lợn châu Phi, tháng 2/2020, Việt Nam bắt đầu tái đàn lợn. Nhưng đến tháng 4/2020, dịch tả lợn châu Phi bắt đầu bùng phát trở lại ở Bắc Kạn.