| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết đỏ hồ vì “đốt” lịch thời vụ

Chủ Nhật 03/04/2011 , 08:20 (GMT+7)

Bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn, hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam thả tôm nuôi vụ 1 trước lịch quy định. Và, hậu quả là tôm chết nổi đỏ hồ…

Những ngày này, đặt chân đến nhiều ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến, Tam Hòa của huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam), đập vào mắt tôi là cảnh vắng lặng đến tiêu điều. Nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt sạm đen vì nắng và gió, ông Nguyễn Ánh Nhị (thôn Bình An, xã Tam Hòa) rầu lòng: “Theo khuyến cáo của ngành thủy sản thì giữa tháng 3 vừa rồi mới bắt tay vào việc thả tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, trước tết, thấy trời nắng ấm nên tui tranh thủ thả sớm 2 sào tôm thẻ chân trắng. Thấy nó nhanh ăn chóng lớn, vợ chồng mừng rơn. Nào ngờ, hơn 10 ngày nay tôm nhiễm bệnh nặng rồi chết hàng loạt. Chán hết chỗ biết”.

Không riêng gì ông Nhị, rất nhiều hộ dân khác ở thôn Bình An này cũng đang ôm nợ vì “đốt” lịch thời vụ. Bởi, số diện tích ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh cứ tăng lên theo cấp số nhân. Khoanh tay đứng nhìn 10 sào tôm chết của mình, ông Võ Độ - một người dân địa phương lắc đầu ngao ngán: “Trước khi thả giống tôi đã nạo vét, tẩy dọn, bón vôi và phơi đáy ao rất bài bản. Lượng nước dẫn vào hồ nuôi cũng đã được diệt tạp, khử trùng thật kỹ lưỡng. Rứa mà, chẳng hiểu sao, sau thời gian đầu phát triển cực tốt, mấy hôm nay tôm không còn sức đề kháng, yếu đi rõ rệt rồi chết nổi đỏ hồ”.

Đâu chỉ người dân Núi Thành khốn đốn, thời điểm này, rất nhiều gia đình ở thành phố Tam Kỳ và huyện Thăng Bình cũng đang… khóc tôm. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại 2 địa phương vừa nêu đã có ít nhất 35 ha diện tích mặt nước nuôi tôm trước lịch thời vụ bị thiệt hại nặng nề vì bệnh đốm trắng và các loại dịch nguy hiểm khác hoành hành.

Bây giờ, tiền tỷ đã “đội nón ra đi”, không biết rồi đây bao nhiêu người nuôi tôm ở xứ Quảng phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất? Chỉ biết rằng, đó là cái giá họ phải trả cho sự nôn nóng, bất chấp khuyến cáo từ phía ngành chuyên môn.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.