| Hotline: 0983.970.780

'Tổng tấn công' các mặt hàng vật tư nông nghiệp 'rởm'

Thứ Năm 07/11/2019 , 08:59 (GMT+7)

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện đang có khoảng 37 doanh nghiệp (DN), 98 cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ và 785 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV cùng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh.

10-41-48_1
Kiểm tra thuốc BVTV kém chất lượng, không rõ nguồn gốc bán ở các vùng nông thôn.

Trong hoạt động SXKD các mặt hàng vật tư nông nghiệp (VTNN), có nhiều DN thực hiện nghiêm cẩn các quy định, nhưng cũng có không ít cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh các loại phân bón, thuốc BVTV, lúa giống nhưng vẫn ngang nhiên hành nghề, bán sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố, hoặc kinh doanh sản phẩm ngoài danh mục, quá hạn sử dụng.

Thị trường VTNN “loạn xị” là vậy, thế nhưng để kiểm tra, xử lý các DN, cơ sở vi phạm không hề đơn giản. Bởi, theo quy định thì ngoại trừ kiểm tra đột xuất, còn các đợt kiểm tra theo kế hoạch phải được thông báo trước nên khi ngành chức năng đến thì hầu hết các cơ sở đều “sạch”, bởi nếu có sai phạm thì đã được cơ sở giấu nhẹm.

Đơn cử như vụ triệt phát cơ sở SX phân bón “rởm” ở huyện Tây Sơn mới đây. Đầu tháng 7, Sở NN-PTNT Bình Định và Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an Bình Định, kiểm tra đột xuất nhà ông Lê Xuân Lang ở thôn Trung Hòa, xã Bình Tường, đã bắt quả tang bà Lê Thị Ngọc Thuận (con gái ông Lang) đang phối trộn, sang chiết, đóng gói các loại phân bón trái phép.

Chủ cơ sở không cung cấp được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động SX phân bón. Ngành chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính, tiếp tục xác minh làm rõ, đồng thời tạm giữ gần 4 tấn phân bón thành phẩm gồm 17 loại; 748kg nguyên liệu, 178kg bao bì nhãn mác cùng các trang thiết bị, máy móc dùng để SX phân bón.

Trên bao bì, nhãn mác của 17 sản phẩm phân bón thành phẩm ghi tên nhiều DN, ở nhiều địa phương khác nhau, nhưng chủ cơ sở không cung cấp được giấy tờ pháp lý, chỉ khai là đã mua nguyên liệu từ các DN ở TP.HCM, đưa về nhà phối trộn, sang chiết, đóng gói. Sản phẩm đã được gửi mẫu cho một số người quen ở các tỉnh Long An, Phú Yên để tiêu thụ.

Theo ông Lê Bá Thừa, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Bình Định, ngành chức năng đã “mướt mồ hôi” trong công tác điều tra, xác minh địa chỉ các DN ghi trên bao bì, nhãn mác phân bón và tốn nhiều chi phí để kiểm nghiệm mẫu phân. Sau đó phát hiện Cty TNHH Phân bón Nông Thuận Phát ở TP.HCM do bà Lê Thị Ngọc Thuận làm giám đốc không có quyết định công nhận đủ điều kiện SX phân bón.

10-41-48_2
Phân bón giả bị ngành chức năng Bình Định bắt giữ.

“Tháng 9/2019, UBND tỉnh đã xử phạt DN này số tiền 300 triệu đồng vì không có quyết định công nhận đủ điều kiện SX phân bón và hành vi SX phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; đồng thời đình chỉ SX 6 tháng và buộc tiêu hủy lượng phân bón nói trên”, ông Thừa cho biết.

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp Bình Định cũng kiểm tra 29 DN, cơ sở SXKD các mặt hàng VTNN, lấy và gửi 10 mẫu phân bón, 2 mẫu thuốc BVTV đưa đi kiểm nghiệm chất lượng, phát hiện 3 cơ sở vi phạm. Ngành chức năng đã xử phạt hành chính 23,3 triệu đồng và buộc các cơ sở nói trên tái chế phân bón có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố; buộc tiêu hủy tang vật đối với phân bón giả không có giá trị sử dụng và truy thu 1,4 triệu đồng mà DN đã bán phân bón giả.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm