| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Các loại hình kinh doanh hoạt động thế nào với Chỉ thị 10

Thứ Hai 21/06/2021 , 11:42 (GMT+7)

Sở Y tế TP.HCM có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Người dân TP.HCM chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm trong thời gian thực hiện Chỉ thị 10. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người dân TP.HCM chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm trong thời gian thực hiện Chỉ thị 10. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo đó, các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn TP.HCM được hoạt động gồm các cơ sở kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông, các cửa hàng kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc; cơ sở khám, chữa bệnh (trừ các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ, các hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở: bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa); kinh doanh dược và quốc phòng, an ninh; ngân hàng, các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, kho bạc; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.

Các cửa hàng tiện ích, khu vực kinh doanh lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm trong các siêu thị và các chợ truyền thống được hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định phòng chống dịch, tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, điều tiết phân luồng 1 chiều số lượng người đến mua hàng tại cùng một thời điểm tùy theo điều kiện không gian và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người mua.

Đối với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi. Gồm: Kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng; Kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; Kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng tuyệt đối không phục vụ tại chỗ, chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về, đặt hàng trực tuyến. Người giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 02 mét trong khi chờ lấy hàng.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ngoài các loại hình trên không được phép mở cửa hoạt động (như cơ sở kinh doanh thời trang, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, điện thoại, mắt kính, kim khí, điện máy nội thất, kinh doanh xe...). Các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ.

Người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác theo hướng dẫn của ngành y tế như để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vacxin phòng Covid-19...

Đối với việc tổ chức đám tang trong thời gian giãn cách xã hội, trong vùng đang cách ly y tế, thi hài phải được xử lý theo Quyết định số 2233 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc ban hành hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV- 2 tại cộng đồng. Thời gian tổ chức tang lễ, không quá 3 người đến viếng tại cùng 1 thời điểm và phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét; Ngoài vùng cách ly y tế: thực hiện theo Quyết định số 2232 về việc ban hành Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại lễ tang.

Trước đó, tối 19/6, UBND TP.HCM đã ban hành Chỉ thị 10 về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid19 trên địa bàn TP.HCM cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm