| Hotline: 0983.970.780

'Trại giam' chim trời, thú rừng đối diện trụ sở UBND thị trấn Kim Long

Thứ Tư 17/01/2024 , 06:15 (GMT+7)

Nhận phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc đã kiểm tra, thu giữ nhiều cá thể chim trời và động vật hoang dã tại thị trấn Kim Long.

Thế lực nào chống đỡ cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp?

Trước thực trạng hàng trăm cá thể chim trời và động vật hoang dã bị nuôi nhốt tại cơ sở buôn bán ở thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (như đã nêu ở phóng sự trước), phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã mang những tài liệu thu thập được đến gặp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc để phối hợp kiểm tra.

Theo lịch đã hẹn, chúng tôi có mặt từ rất sớm tại trụ sở làm việc của Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Sau gần 2 giờ đồng hồ chờ đợi cơ quan này làm các thủ tục, giấy tờ để đi kiểm tra, 10 giờ 45 phút, Đoàn mới có mặt tại cơ sở kinh doanh của ông Kiều Quang Phong, nằm đối diện UBND thị trấn Kim Long.

Đường vào kho tủ lạnh được chắn bằng dây thép gai, tủ lạnh được bưng kín mít. Ảnh: Hùng Khang.

Đường vào kho tủ lạnh được chắn bằng dây thép gai, tủ lạnh được bưng kín mít. Ảnh: Hùng Khang.

Thành phần Đoàn có đầy đủ ban bệ từ Tổ trưởng Tổ dân phố, Công an thị trấn và Phó Chủ tịch UBND thị trấn để tổ chức cuộc "truy quét bí mật". Thế nhưng, khi thấy Đoàn, ông chủ không lấy làm lạ. Trong lúc nghe đọc quyết định kiểm tra, chủ cơ sở nhanh chân chạy về phía sau cất giấu những con diệc đang bị nuôi nhốt trong chuồng (trước đó đã lọt vào ống kính phóng viên), rồi tiếp tục trở lại để nghe đoàn đọc quyết định.

Quá trình kiểm tra được tiến hành từ 11 giờ 20 phút đến 14 giờ 30 chiều (ngày 4/1/2023). Vào phía trong khu vực nuôi nhốt, phóng viên đã thấy nhiều sự xáo trộn. Cụ thể, túi cá vẫn trong chậu chờ giã đông để cho đàn diệc ăn nhưng trong chuồng lại chẳng thấy con diệc nào. Tủ đông được đậy vội tấm chiếu to, đường vào kho tủ đông được bưng kín bằng dây thép gai (không giống như quang cảnh mấy ngày trước đó).

Đoàn kiểm tra một lượt rồi thẳng thừng đi ra vì chẳng thấy gì, thế nhưng phóng viên yêu cầu chủ cơ sở phải mở mớ dây thép gai ra để vào kiểm tra những chiếc tủ lạnh, thì ai cũng phải choáng với những chiếc tủ lạnh chật kín chim trời và thú rừng. Nó nhiều đến nỗi ông chủ không thể nhớ bên trong có những mặt hàng gì.

Khi chưa có đoàn kiểm tra thì tại đây nuôi nhốt 6 cá thể diệc, đoàn kiểm tra đến những con diệc đã bị biến mất. Ảnh: Hùng Khang.

Khi chưa có đoàn kiểm tra thì tại đây nuôi nhốt 6 cá thể diệc, đoàn kiểm tra đến những con diệc đã bị biến mất. Ảnh: Hùng Khang.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại đây đang cất giữ rất nhiều cá thể chim và động vật hoang dã, tổng số 40 cá thể chim trời (gồm cò, cuốc,..); 9 cá thể cầy vòi hương, trong đó 5 con đã bị giết mổ và 4 cá thể đang nuôi nhốt. 4 cá thể cầy vòi mốc, 2 cá thể sống và 2 cá thể đã bị giết mổ, 48 cá thể dúi, 53 cá thể sâm cầm đã sơ chế và 26 con còn sống.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các tủ đông. Ảnh: Hùng Khang.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các tủ đông. Ảnh: Hùng Khang.

Chủ cơ sở là ông Kiều Quang Phong chỉ xuất trình được giấy tờ liên quan đến việc mua 4 cá thể cầy vòi hương, 20 cá thể dúi, từ tháng 4 năm 2019, tại trang trại của ông Lưu Xuân Hồng, có xác nhận của Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 70 cá thể sâm cầm mua tại huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) từ tháng 7 năm 2022.

Trong 3 chiếc tủ lạnh có đến hàng tấn chim trời và thú rừng. Ảnh: Hùng Khang.

Trong 3 chiếc tủ lạnh có đến hàng tấn chim trời và thú rừng. Ảnh: Hùng Khang.

Lạ thay, trong suốt 4 năm, vậy mà 4 con cầy vòi hương lại đẻ được 5 con rồi ông Phong nuôi lớn mổ sẵn để cấp đông, vì 5 cá thế cầy vòi hương ông Phong không cung cấp được bất kỳ giấy tờ mua bán nào. Chưa kể thêm 9 cá thể sâm cầm thừa ra trong giấy tờ mua bán mà cán bộ kiểm lâm lại không thấy điều bất thường.

Trong khi đó, ngày nào ông Phong cũng đăng bài, rồi chốt đơn ầm ầm trên các hội nhóm kín, thì số lượng chim trời và động vật hoang dã giao dịch là con số không tưởng. Vì những con vật không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì ông Kiều Quang Phong khai mua ở trên mạng, rồi người ta gửi xe khách ông ta chỉ biết nhận hàng rồi chuyển tiền.

Những tấm “bùa hộ mệnh” để qua mặt cơ quan chức năng

Phải chăng, có được những giấy tờ từ suốt năm 2019 của Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo cấp liên quan đến việc mua bán động vật hoang dã và giấy mua bán 70 con sâm cầm do Hạt Kiểm lâm huyện Đoan Hùng cấp sẽ là tấm bùa hộ mệnh để giúp ông Phong qua mắt lực lượng chức năng thực hiện hành vi mua bán chim trời và động vật hoang dã suốt nhiều năm qua. Câu hỏi đó chúng tôi vẫn đang chờ hồi âm từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc và các ban ngành có liên quan.

Bảng kiểm kê lâm sản được cấp từ 4 năm trước. Ảnh: Hùng Khang.

Bảng kiểm kê lâm sản được cấp từ 4 năm trước. Ảnh: Hùng Khang.

Mang những bằng chứng về trại giam chim trời, động vật hoang dã được phát hiện tại cơ sở kinh doanh Kiều Quang Phong đến gặp Chủ tịch UBND thị trấn Kim Long, ông Nguyễn Hữu Quân cho rằng: “Việc bảo vệ chim trời và động vật hoang dã của ngành nông nghiệp”, do vậy ông sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào rồi đóng sầm cửa phòng làm việc lại.

Trong khi, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các địa phương phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn bắn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau).

Ông Nguyễn Hữu Quân - Chủ tịch UBND thị trấn Kim Long cho rằng việc bảo vệ chim trời và động vật hoang dã của ngành nông nghiệp. Ảnh: Hùng Khang.

Ông Nguyễn Hữu Quân - Chủ tịch UBND thị trấn Kim Long cho rằng việc bảo vệ chim trời và động vật hoang dã của ngành nông nghiệp. Ảnh: Hùng Khang.

Vậy ông chủ tịch UBND thị trấn Kim Long có biết để thực hiện, hay vẫn là câu chuyện “sống chết mặc bay” để những loài chim, loài thú hoang vẫn bị đổ máu từng ngày ngay trước cổng trụ sở làm việc của UBND thị trấn.

Nếu lãnh đạo địa phương nào cũng đều vô cảm như vị Chủ tịch UBND thị trấn Kim Long thì Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ chỉ là văn bản một chiều. Bởi trước đó Thủ tướng nhấn mạnh đến một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để các tỉnh bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư.

Thiết nghĩ, để ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán chim trời, mua bán động vật hoang dã bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, chính quyền các cấp thì rất cần sự chung tay của mỗi người dân. Bởi, vấn nạn săn bắt chim trời đã và đang diễn ra trên địa bàn các tỉnh là do sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật, hám lợi và do chính thói quen ăn uống sinh hoạt của một số ít người dân, cũng như sự thiếu kiên quyết của chính quyền tại một số địa phương.

Biên bản làm việc của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc với cơ sở kinh doanh chim trời, động vật hoang dã. Ảnh: Hùng Khang.

Biên bản làm việc của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc với cơ sở kinh doanh chim trời, động vật hoang dã. Ảnh: Hùng Khang.

Tại buổi kiểm tra, biên bản sự việc đã được lập với thống kê chi tiết số lượng cá thể chim trời và động vật có nguồn gốc “mù mờ”. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cũng hứa với chúng tôi sẽ trả lời thông tin liên quan đến việc xử lý vụ việc trong tuần kế tiếp. Thế nhưng, đã hơn 10 ngày trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ phía cơ quan này. Liệu rằng đây có phải là vụ việc phức tạp hoặc nhạy cảm, cần nhiều thời gian để xử lý?

Khi chúng tôi liên hệ với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc để đề nghị cơ quan này cung cấp thông tin, thì lãnh đạo Chi cục lại “đề nghị ngược” phóng viên cung cấp thêm các địa chỉ có dấu hiệu vi phạm quy định về nuôi nhốt, kinh doanh chim trời, động vật hoang dã để phối hợp kiểm tra, mà không “đả động” gì đến việc xử lý vụ việc tại cơ sở nuôi nhốt, kinh doanh trái phép chim trời, động vật hoang dã đối diện UBND thị trấn Kim Long. Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục chờ đợi câu trả lời từ cơ quan này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...