| Hotline: 0983.970.780

Động vật hoang dã bán tràn lan trên mạng

Thứ Hai 15/01/2024 , 13:52 (GMT+7)

Lần theo những đầu mối săn bắt chim trời chúng tôi kết nối các nhóm trên mạng xã hội, từ đây những mối buôn chim trời, động vật hoang dã đã dần được hé lộ.

Thị trường online

Các sản phẩm chim trời, thú rừng hoang dã lâu nay vẫn được nhiều người săn lùng bởi họ cho rằng những gì thuộc về tự nhiên, hoang dã thì rất quý hiếm, bổ béo. Việc ăn những thứ này càng thể hiện họ là người sành điệu, biết thưởng thức. 

Mặc dù biết rõ các hành vi bắt bẫy, buôn bán chim và thú hoang dã là vi phạm pháp luật nhưng bằng nhiều cách khác nhau, những kẻ tận diệt chim trời vẫn kết nối được với nhau để thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi những con chim, con thú vô tội.

Tận dụng sự nở rộ của mạng xã hội, nhiều con buôn đã rao bán các mặt hàng chim trời, thú rừng với những hình ảnh trực quan vô cùng sống động.

Tham gia vào các nhóm kín đó chúng tôi choáng ngợp trước tốc độ tàn sát thiên nhiên thật khủng khiếp. Ảnh: Hùng Khang.

Tham gia vào các nhóm kín đó chúng tôi choáng ngợp trước tốc độ tàn sát thiên nhiên thật khủng khiếp. Ảnh: Hùng Khang.

Trong những nhóm Facebook hoạt động công khai hoặc kín như "Hội chim đêm Miền Bắc", "Hội bẫy chim di cư ban đêm phương Bắc", rất nhiều tài khoản rao bán các loại chim hoang dã như sâm cầm, vạc, cò trắng, rẽ giun, mòng két, diệc, én …..

Tham gia vào các nhóm kín đó chúng tôi mới thấy tốc độ tàn sát thiên nhiên thật khủng khiếp của vài nhóm người. Liên tục có các cuộc giao dịch công khai mua bán và khoe chiến tích săn bắt chim trời. Đêm nào, ngày nào, trên các hội nhóm cũng thấy clip hình ảnh giăng lưới, bắt đủ loại chim trời.

Người cũ dạy người mới, họ hỏi nhau về giống loài chim vừa bẫy được, hay đôi khi hỏi nhau cách bẫy, cách lừa chim di cư và cuối cùng họ định giá chúng sau khi bắt được là bao nhiêu tiền!

Phóng viên kết nối với chủ tài khoản N.V.M sau khi thấy bài đăng của người này có đủ clip quay hàng chục con diệc, và vạc đang nhốt trong lồng và nhiều hình ảnh chụp chim đã được chế biến vàng ươm được đóng gói.

Qua điện thoại, nam thanh niên giới thiệu ở Thái Thụy, Thái Bình xác nhận mình có đủ hàng, có thể gửi hàng đi khắp nơi theo yêu cầu của khách. Năm nay chim di cư đánh bắt không được nhiều bằng các năm trước, bằng giờ này năm ngoái là hàng tươi vẫn còn rất nhiều. M. chia sẻ.

Những mặt hàng chim mà chủ tài khoản N.V.M chia sẻ trên các hội nhóm kín. Ảnh: Hùng Khang.

Những mặt hàng chim mà chủ tài khoản N.V.M chia sẻ trên các hội nhóm kín. Ảnh: Hùng Khang.

Tuy nhiên, hiện đang là cuối mùa chim di cư nên M. hiện chỉ có chủ yếu là cò và vạc giá bán của vạc là 850.000 đồng/con, cò đông lạnh 60.000 đồng/con.

"Chim trời thì không thể có quanh năm mà phải ăn theo mùa. Mùa nào có chim gì thì bắt chim ấy. Chim trên trời, muốn mua nhiều đôi khi cũng không có. Em lấy lại của thợ, hôm nhiều được 100 con, hôm ít chỉ 30-40 con là cùng", M. giải thích.

Cũng theo chủ hàng này, anh ta có thể gửi chim sống qua xe khách vận chuyển lên Hà Nội. "Em thường xuyên gửi về Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát. Khách ở Hà Nội vẫn nhận bằng cách này. Hàng đảm bảo còn sống, tươi roi rói", M. nói về cách thức vận chuyển chim hoang dã của mình.

Để minh chứng cho lời nói, M. đã cung cấp nhiều hình ảnh, video quay cảnh mình vừa thu mua chim của người dân. Những con chim bị dính lưới, bẫy keo kêu nháo nhác trong túi lưới. Nhiều con dường như đã kiệt sức vì vùng vẫy, lông cánh tả tơi.

Qua trò chuyện lúc nào M. cũng nhấn mạnh hàng của mình là chuẩn hàng rừng, hàng hoang dã chứ không phải hàng nuôi. Và loài chim mà M. bán chắc chắn cũng không thể nuôi được.

Có thể thấy, từ những hội nhóm trên mạng, người mua - kẻ bán chim trời dễ dàng kết nối với nhau. Có cầu thì ắt có cung khiến số lượng chim trời bị tàn sát ngày một tăng lên.

"Đột nhập" hang ổ chim trời, động vật hoang dã ngay cạnh UBND thị trấn Kim Long

Việc buôn bán chim trời và động vật hoang dã diễn ra sôi nổi từ trên không gian mạng đến các địa điểm bán hàng cố định. Lần theo các số trên hội nhóm kín, chúng tôi tìm đến một chủ buôn chim trời và động vật hoang dã có tiếng tại thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

"Muốn mua hàng gì cũng có" là lời khẳng định chắc nịch của chủ đầu mối khi gặp chúng tôi. Phóng viên đã dành nhiều ngày ghi nhận, trực tiếp thâm nhập và cơ sở thu mua này. Tại đây tất cả như lạc vào thảo cầm viên với các dãy lồng to như gian nhà dọc hai dãy vào, dãy lồng nào cũng đầy chật kín chim trời và thú rừng.

Đầu mối buôn chim trời và động vật hoang dã nằm đối diện UBND thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hùng Khang.

Đầu mối buôn chim trời và động vật hoang dã nằm đối diện UBND thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hùng Khang.

Thật tình cờ chúng tôi vừa đến thì bà chủ ra xe khách nhận hàng về, trong bao tải là một con cầy bạc má vừa được gửi từ Yên Bái, vừa mở bao tải bà chủ khoe luôn đây hàng rừng mới về đây, hàng về là phải bỏ ra ngay không nó sẽ mệt, con này đã có khách đặt từ trước rồi.

Vừa cất hàng xong bà chủ lại đi tót ra phía sau để kịp làm hàng gửi đi cho khách, những con dúi còn nguyên những vết thương ở chân, bà chủ tay đều thoăn thoắt miệng thì đon đả hỏi chúng tôi các em tới đây cần những hàng gì cứ liệt kê ra cho chị, bất cứ hàng gì nhà chị đều có để gửi đi cho các em, từ hàng tươi sống đến hàng đông lạnh, giá cả thì khỏi phải nghĩ.

Những con thú rừng bị giết mổ và những chiếc tủ lạnh chứa đầy chim trời, thú rừng. Ảnh: Hùng Khang.

Những con thú rừng bị giết mổ và những chiếc tủ lạnh chứa đầy chim trời, thú rừng. Ảnh: Hùng Khang.

Để khẳng định nguồn hàng phong phú, bà chủ gợi ý: “nếu không tin nhà chị uy tín em cứ ra mở 3 chiếc tủ đông ra thì biết nhà chị nhiều hàng đến cỡ nào”. Quả đúng, tủ nào cũng đầy ắp nào là chim trời như cò, vạc, sâm cầm và én… cho đến các loàng thú hoang dã như don, dúi, cầy hương. Ước lượng có hàng tấn chim trời và thú rừng được cất tại các tủ đông này.

Những con chim trời được thu mua và nuôi nhốt tại cơ sở. Ảnh: Hùng Khang.

Những con chim trời được thu mua và nuôi nhốt tại cơ sở. Ảnh: Hùng Khang.

Tiếp tục ra khu vực nuôi nhốt, tại đây những gian nuôi nhốt rất quy củ, chuồng nhốt 6 cá thể diệc và hơn 40 con sâm cầm được để ở phía trong, chuồng nhốt 15 con dúi nuôi thì để ở ngoài cùng, chuồng nhốt cá 4 thể cầy hương và 2 cầy bạc má thì để ở góc tối nhất. 

Dường như bà chủ đại này không có khái niệm e sợ luật pháp. Bởi theo chia sẻ, vợ chồng họ đã kinh doanh nhiều năm, chồng chị ta đi nhận hàng suốt ngày ngoài "bến xe", rồi chở hàng đi giao cho các nhà hàng, các hộ đánh chén. Rồi quảng bá trên facebook để bán hàng.

Việc buôn bán giết thịt chim hoang dã, thú rừng là sai và bị xử lý có thể đến hơn 10 năm tù, nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. Chủ đại lý này có ai "chống lưng" để làm càn bấy lâu nay?

 

Cơ quan chức năng đứng ở đâu khi mà chim trời, động vật hoang dã thản nhiên được nuôi nhốt, cất giữ và vận chuyển, 100% các đơn hàng thú rừng, chim trời từ các tỉnh xa xôi giao dịch với nhau đều đi theo đường xe khách đường dài. Và, sai phạm xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, bà con trong khu vực biết vậy tại sao UBND thị trấn Kim Long lại không hề biết đến việc này?. 

Chúng tôi sẽ mang những tài liệu thu thập được để gõ cửa cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.