| Hotline: 0983.970.780

Trải nghiệm nghề nuôi ong mật để xóa nghi ngờ 'mật ong đểu'

Thứ Ba 23/05/2023 , 18:34 (GMT+7)

GIA LAI Mật ong sau khi thu hoạch, để một thời gian thì đường bắt đầu kết tinh và lắng xuống dưới. Không ít người thấy thế cho là mật ong giả, mật ong có pha đường. Sự thật có phải vậy?

Để khách hàng tận mất thấy quy trình nuôi ong

HTX Minh Phát Farms (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, Gia Lai) được thành lập từ tháng 5/2022 với 10 hộ thành viên. Đây là những hộ dân có vườn cà phê, cao su hoặc vườn cây ăn quả các loại như sầu riêng, bơ, ổi…

Điểm đặc biệt là ngay dưới những khu vườn ấy, HTX đã tổ chức nuôi ong lấy mật, kết hợp xây dựng điểm trình diễn cho khách tham quan, trải nghiệm, giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm mật ong Gia Lai.

Khách du lịch tham quan mô hình nuôi ong lấy mật dưới rừng cao su của HTX Minh Phát Farms. Ảnh: Đăng Lâm.

Khách du lịch tham quan mô hình nuôi ong lấy mật dưới rừng cao su của HTX Minh Phát Farms. Ảnh: Đăng Lâm.

Giám đốc HTX Minh Phát Farms, anh Nguyễn Văn Lập cho biết, HTX hiện có 900 đàn ong, riêng của gia đình anh có 400 đàn. Trại nuôi ong cách trung tâm thị trấn Chư Prông khoảng 2km, giữa một không gian thoáng đãng, xung quanh là những vườn cây ăn quả rợp bóng mát, quả trĩu cành.

Con đường dẫn ra trại ong, ngoài những vườn cây ăn quả, còn ngập tràn màu xanh của cao su, cà phê… Với thuận lợi về địa hình và cảnh sắc thiên nhiên, anh Lập tự tin giới thiệu cho du khách về cảnh quan, khí hậu của vùng đất Gia Lai, về những sản vật nơi đây.

Hơn 20 năm theo nghề nuôi ong, từ ngày còn là nhân viên K.C.S của Công ty Mật ong tỉnh Kon Tum, anh Nguyễn Văn Lập không nhớ mình đã trải qua bao nhiêu lần thất bại, nhưng anh vẫn kiên trì với nghề. Điều anh luôn trăn trở là nhiều khách hàng vẫn nghi ngờ về quy trình sản xuất mật ong.

“Bất cứ loại mật ong nào, ăn hoa gì, nuôi ở đâu thì trong mật vẫn luôn có một hàm lượng đường nhất định. Mật ong sau khi thu hoạch, để một thời gian thì đường bắt đầu kết tinh và lắng xuống dưới. Không ít người thấy vậy, cho là mật ong giả, mật ong có pha đường. Vì vậy, hợp tác xã quyết định mở cửa trại ong để đón khách tham quan, trải nghiệm mà không thu phí để họ tận mắt chứng kiến, thậm chí trực tiếp tham gia các công đoạn như chăm sóc, thu hoạch mật ong, từ đó họ có được niềm tin với sản phẩm mật ong”, anh Lập chia sẻ.

Anh Lập (bên phải) hướng dẫn khách du lịch cách thu hoạch mật ong. Ảnh: Đăng Lâm.

Anh Lập (bên phải) hướng dẫn khách du lịch cách thu hoạch mật ong. Ảnh: Đăng Lâm.

Bên cạnh nuôi ong lấy mật, HTX Minh Phát Farms còn tổ chức nuôi hươu, nai lấy nhung và bán con giống, sản phẩm tinh bột nghệ, sản phẩm phấn hoa ngâm mật ong… Bước đầu, không ít khách hàng đã có thiện cảm với những sản phẩm này, bởi họ được trực tiếp trải nghiệm, hoặc được người thân chia sẻ về các quy trình để tạo nên sản phẩm.

Mang trải nghiệm thú vị tới khách hàng

“Thời gian qua, có nhiều đoàn khách đến trải nghiệm và rất ấn tượng với mô hình nuôi ong lấy mật của HTX. Đặc biệt, loài ong này rất hiền, không ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm cho du khách. Sau khi tìm hiểu và trực tiếp tham gia các quy trình, công đoạn từ chăm sóc đến lấy mật ong, nhiều người đã đánh giá cao sản phẩm mật ong của Minh Phát Farms. Đây là tín hiệu rất vui”, Giám đốc HTX Minh Phát Farms phấn khởi cho hay.

Anh lập cho biết thêm, ngoài trải nghiệm về nghề nuôi ong, lấy mật, du khách có nhiều cơ hội khám phá những vườn cây như sầu riêng, ổi, bơ, cà phê… Họ có thể mua quà đặc sản là sản phẩm mật ong, phấn hoa ngâm mật ong, nhung hươu hay các loại trái cây do người dân địa phương sản xuất.

Cùng anh Lập tham quan trang trại, chúng tôi được anh hướng dẫn, chia sẻ tường tận về cách phân biệt ong chúa, ong thợ, mùa ong đi lấy mật, thụ phấn… Anh thường nhận đón khách vào mùa xuân vì đây là khoảng thời gian ong đi lấy mật. Đợi cách tuần cho đàn ong tích lũy mật, anh tiến hành lấy mật ong. Tại đây, anh trực tiếp hướng dẫn du khách thực hiện quy trình dỡ tổ lấy kèo ong, quay mật, cho khách thưởng thức miễn phí sáp ong nguyên chất…

Anh lập (bên trái) giới thiệu sản phẩm mật ong thiên nhiên, có nguồn gốc xuất xứ từ Minh Phát Farms. Ảnh: Đăng Lâm.

Anh lập (bên trái) giới thiệu sản phẩm mật ong thiên nhiên, có nguồn gốc xuất xứ từ Minh Phát Farms. Ảnh: Đăng Lâm.

Đầu năm 2023, sản phẩm mật ong Thiện Nhân của HTX Minh Phát Farms được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Điều này đã tạo thêm động lực để anh Lập phát triển nghề nuôi ong một cách quy mô và xóa tan nỗi lo về đầu ra sản phẩm. “Mô hình nuôi ong lấy mật kết hợp du lịch trải nghiệm sẽ giúp quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm để vươn xa hơn”, anh Lập xác định.

Ông Nguyễn Văn Nam, du khách đến từ TP Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: “Đây là sản phẩm du lịch độc đáo, tạo cho chúng tôi sự hiểu biết thú vị, bổ ích về nghề nuôi ong. Không chỉ được tận mắt xem đàn ong tạo mật mà tôi còn chụp khá nhiều ảnh lưu niệm để gửi cho bạn bè. Đồng thời, tôi cũng chọn mua các dòng sản phẩm mật ong có chất lượng, có địa chỉ sản xuất, có nguồn gốc xuất xứ, giá cả lại phù hợp”.

Chị Nguyễn Thùy Trâm (tổ 2, phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai) lại bị hấp dẫn khi được thưởng thức những miếng sáp ong đầy mật ngọt vừa lấy ra từ tổ. “Mô hình này đem đến cho tôi sự trải nghiệm mới mẻ, khó quên ngay chính trên mảnh đất Gia Lai của mình. Nhờ đó, tôi hiểu rõ hơn về nghề nuôi ong và biết được mật ong là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên”, chị Trâm bày tỏ.

Theo anh Lập, đây là sản phẩm du lịch mùa vụ bởi chỉ diễn ra vào những tháng mùa khô ở Gia Lai. Vào mùa mưa, anh không đón khách tham quan mà tạo điều kiện cho đàn ong nghỉ dưỡng.

Ông Từ Ngọc Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết: "Hợp tác xã Minh Phát Farms là một trong những mô hình hay của huyện trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điểm đặc biệt là ở đây là bà con vừa sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vừa kết hợp để làm du lịch.

Đây là cách làm năng động nhằm thông qua khách du lịch giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương. Nhiều sản phẩm của HTX đã được chứng nhận OCOP. Chúng tôi luôn khuyến khích và có hướng hỗ trợ lâu dài".

Xem thêm
Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông Chro phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm