| Hotline: 0983.970.780

Trai nông thôn ngày càng khó lấy vợ

Thứ Tư 14/05/2014 , 06:55 (GMT+7)

Thực tế, không ít thanh niên nông thôn khỏe mạnh, chăm chỉ, tốt tính, không sa đà vào tệ nạn xã hội nhưng vẫn khó lấy vợ.

Một số người vẫn cho rằng: “Đàn ông lấy đâu chẳng được vợ. Cho dù anh ta sứt, đui, mù vẫn có người lấy”. Tuy nhiên, nhận định ấy đã không còn chính xác, khi mà các cô gái hiện nay được học hành, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, và tự tin với cuộc sống độc lập.

Gánh nặng trên vai

Lâu mới về thăm quê – nơi cha sinh ra và lớn lên, nơi tuổi thơ tôi gắn bó suốt những ngày nhỏ dại. Con đường đã khác, làng mạc cũng khá hơn, nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng những người bà con cô bác. Gia đình nào có con cái thoát ly, cuộc sống còn thay đổi, ít ra là quan niệm cũng mới hơn, tư duy khá hơn và kinh tế bớt khó hơn. Cũng có thể, vì có điều kiện hơn nên họ mới cho con cái học hành tử tế hơn…

Bước lên nhà ông chú, ngay từ cửa, sộc lên là mùi hôi của gia súc, mùi phân trâu, phân gà, phân lợn. Nhà chú không có gì thay đổi, vẫn là nếp nhà sàn xưa cũ và nuôi gia súc bên dưới. Ông cụ già gần 90 móm mém bước ra, người con trai ốm o vì nghiện rượu.

Sáng sủa hơn cả là cậu em chớm 30 tuổi. Cậu chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, đang chuẩn bị đi nhận công trình làm đường nông thôn mới. Cậu bảo: Mình tự nhận công trình, rồi rủ đám thanh niên trong làng đi làm. Đợt này cậu được nhận làm 200m.

Được biết, cậu là một trong số nhiều thanh niên còn lại ở làng. Do không học hết cấp 3, cậu ở nhà phụ cha mẹ việc đồng áng và trở thành lao động chính khi ông đã già, bố yếu và sức khỏe của mẹ kém.

Cậu tâm sự: Em không dám lấy vợ, mà có lẽ cũng chẳng có cô nào dũng cảm để về ở với em. Lý giải điều này, bố tôi bảo, có lẽ trên vai cậu là cả một gánh nặng. Ngoài việc đồng áng với số ruộng ít ỏi không đủ ăn cho cả gia đình mỗi khi giáp hạt, thì nhà chú không có nghề phụ, không có thu nhập thêm, trong khi có tới 3 người phụ thuộc.

Tiễn chúng tôi, giọng em trầm buồn: Bây giờ con gái chọn lựa kỹ lắm. Dù cháu không nghiện ngập, lại chăm chỉ làm ăn, nhưng không có nghề nghiệp ổn định thì cô nào cũng ngại, chưa kể kinh tế gia đình khó khăn và có ông, cha mẹ già yếu. Ước gì, thanh niên nông thôn như chúng cháu tìm ra một lối thoát…

Lấy vợ rồi, ai chăm mẹ?

Cũng là thanh niên nông thôn, hồi trẻ, anh Quyền đã trải qua không ít công việc. Từ làm nương, rẫy, đồng áng, tới đi rừng chặt cây, đi đào vàng… Tất cả chỉ gọi là tạm đủ trang trải cho cuộc sống nghèo túng.

Trong khi các anh chị em nhanh chóng tìm ý trung nhân rồi tới một miền đất mới làm ăn, mong thoát cảnh khốn khó thì anh Quyền vẫn ở với bố mẹ.

Từ nhỏ, anh là người gắn bó, tình cảm với mẹ nhất. Cha anh nghiện rượu, cứ lên cơn nghiện là đập phá đồ đạc, chửi bới ầm ĩ và thậm chí đánh đuổi mẹ. Anh Quyền là “khắc tinh” của cha, có anh ở nhà, không bao giờ ông dám động đến mẹ anh.

Nhưng chỉ cần biết anh đi vắng, dù các con khác can ngăn, nhưng ông vẫn phải làm cho bà đau đớn, khóc lóc mới hả giận. Cha ngày càng nghiện rượu, mẹ ngày càng ốm o, anh Quyền quyết định không đi đâu làm ăn nữa mà về ở hẳn với cha mẹ. Hàng ngày, anh lùa đàn dê lên núi, rồi quay lại nhà chăm nuôi lợn, gà. Anh không để mẹ ở nhà với cha một mình, sợ ông lại làm bà đau.

Ai cũng giục anh lấy vợ, nhưng anh sợ không có người thông cảm. Nhìn cảnh cha già thường xuyên làm bạn với ma men, ngày hai trận gây hấn, cô nào cũng sợ. Bản thân anh Quyền cũng cảm thấy tự ti, đi tán gái mà cứ lo ở nhà mẹ bị cha đánh, thành ra hơn 40 tuổi anh Quyền vẫn một mình.

Tới khi cha khuất núi, mẹ bảo anh lấy vợ thì anh đã quen với cuộc sống một mình, ngại cảnh vợ trẻ, con dại.

Gái quê mê thành thị

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số năm 2011 của Tổng cục Thống kê, ở nước ta, tỉ trọng nam chưa vợ cao hơn 6,8 điểm phần trăm so với tỉ trọng nữ chưa chồng (28,5% so với 21,7%). Nhìn chung, nữ có xu hướng kết hôn sớm hơn nam. Trước tuổi 30, nữ giới kết hôn nhiều hơn so với nam giới.

Ở nhóm tuổi trẻ nhất 15-19, chỉ có 2,3% nam giới đã từng kết hôn, trong khi 8,6% nữ giới ở nhóm tuổi đó đã từng kết hôn. Ở nhóm tuổi 20-24, tỉ lệ đã từng kết hôn của nữ cao gấp hơn hai lần của nam (48,7 so với 23,7%).

Riêng với ĐBSCL, bình quân tuổi kết hôn lần đầu của nam là 26,4, bình quân tuổi kết hôn lần đầu của nữ là 22,5. Chênh lệch tuổi kết hôn lần đầu nam nữ là 3,8, cao hơn bình quân cả nước là 0,3.

Thực tế, không ít thanh niên nông thôn khỏe mạnh, chăm chỉ, tốt tính, không sa đà vào tệ nạn xã hội nhưng vẫn khó lấy vợ. Một phần vì bản thân họ tự ti với bản thân, cho rằng mình không có việc làm, thu nhập không ổn định; gia cảnh khó khăn; cha mẹ già ốm yếu, khó tính.

Bên cạnh đó, các cô gái nông thôn ngày càng “ngại” công việc đồng áng. Hơn nữa, mức sống ở nông thôn và thành thị quá chênh lệch. Các cô gái nông thôn luôn mơ ước có cuộc sống sung túc hơn, không muốn sống như ba mẹ mình nên chỉ thích lấy chồng giàu sang. Thực trạng phụ nữ dồn về thành phố, xin làm công nhân trong các nhà máy, kết hôn với người nước ngoài và tình trạng sinh suất nam cao hơn nữ… đã khiến thanh niên nông thôn ngày càng khó cưới vợ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm