| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi gay gắt xung quanh siêu đập ở Pakistan

Thứ Năm 01/11/2018 , 10:30 (GMT+7)

Đông đảo các tầng lớp nhân dân Pakistan, bao gồm cả người nghèo đang tiếp tục huy động một nguồn tiền, trị giá 17 tỷ USD để xây dựng hai con đập siêu khủng trữ nước, chống lại cuộc khủng hoảng nước trong tương lai.

Dự án siêu khủng

Theo BBC, một trong hai con đập này sẽ được ghi danh vào kỷ lục số ít các con đập lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, liệu dự án này có thực tế hay chỉ là một biểu tượng điên rồ về mức độ hoành tráng như một số người đang đặt câu hỏi nghi vấn vẫn còn đang chìm trong tranh cãi. Cụ thể, nếu được xây dựng thì đập thủy điện Diamer-Bhasha nằm ở phía tây bắc Pakistan sẽ tạo ra nguồn năng lượng điện có công suất 4.500 MW, cao 272 m, xếp thứ sáu thế giới. Nó tại vị ở gần đỉnh núi Nanga Parbat, thuộc dãy Himalaya, khi hoàn thành sẽ chặn một hệ thống thung lũng lớn trên thượng nguồn của sông Indus.

Nhiều ngôi làng sẽ bị nhấn chìm nếu dự án thủy điện được xây dựng

Mặc dù không phải là vấn đề mới mẻ, dự án đập đầy tranh cãi này đã từng là chủ đề bàn luận trong suốt hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên dự án siêu khủng này đã bất ngờ “nóng” trở lại từ mùa hè này khi đích thân thẩm phán hàng đầu của đất nước, chánh án Saqib Nisar phát động chứ không phải bởi các chuyên gia về nước hoặc các bộ trưởng liên quan.

Tất cả bắt nguồn từ một bản báo cáo, dự đoán về nguy cơ và mức độ thiếu nước nghiêm trọng trên quy mô toàn quốc vào năm 2025, ông Saqib đã vận động quyên góp số tiền 14 tỷ USD để xây dựng siêu đập Diamerg và 2,5 tỷ USD để xây một con đập khác công suất 800MW ở Mohmand, cách nhau khoảng 120km về phía tây nam. "Rất có thể chúng tôi sẽ nhận được nhiều tiền hơn số tiền cần thiết", vị thẩm phán này cho biết.

Và chính ông Saqib Nisar đã trở thành nhà tài trợ đầu tiên, khi đóng góp khoảng 8.000 USD gây quỹ. Sau đó đã có rất nhiều người khác làm theo. Riêng giới tướng lĩnh và quân nhân đã gây được 7,3 triệu USD. Các doanh nghiệp, quan chức nhà nước, ngôi sao thể thao, học sinh và những người dân bình thường khác cũng đua nhau gây quỹ để xây đập. Theo thống kê, hầu như mỗi ngày đều có một thông cáo báo chí từ Tòa án Tối cao phát đi các tin tức của các cá nhân và tổ chức hưởng ứng chiến dịch gây quỹ của ông Saqib. Thậm chí có những đương sự còn đang bị tòa xử lý cũng tích cực tham gia, khiến dấy lên những nghi ngờ rằng, họ có thể đang cố gắng “gây ảnh hưởng” đến tư pháp.

BBC dẫn lời bà Marium Zia Khan, một cư dân Islamabad cho hay, có rất nhiều nhà tài trợ mừng ra mặt vì đã được quyên góp, tuy nhiên không phải tất cả đều đồng ý.

"Tôi thừa hiểu vấn đề khan hiếm nước là rất đáng quan ngại và nó vốn thu hút sự quan tâm của nhiều người nhưng việc gây quỹ để xây siêu đập lại là một ý tưởng sai lầm”, bà Khan nói.

Trước đó đã có rất nhiều chỉ trích được đưa ra cảnh báo rằng, nếu ai tham gia chiến dịch gây cái quỹ như trò cười này, có thể bị buộc tội phản quốc. Tuy nhiên, phía vận động hành lang vẫn được tự do bày tỏ ý kiến ​​của mình, và họ vẫn tiếp tục kêu gọi huyên náo về sự cấp thiết của dự án xây dựng thêm nhiều đập, với những khẩu hiệu đóng góp là yêu nước và thể hiện tinh thần trách nhiệm .

Hồi tháng trước, Thủ tướng Imran Khan đã tham gia chiến dịch này và có bài phát biểu đặc biệt, trong đó ông kêu gọi mỗi người dân Pakistan ở nước ngoài đóng góp 1.000 USD cho quỹ xây đập. Thủ tướng Pakistan hồi tháng 9 cũng chủ xị một “gala- dinner” gây quỹ ở thủ đô Karachi và kiếm được tới 6 triệu USD. "Tôi là người gây quỹ lớn nhất trong lịch sử Pakistan", ông Khan tuyên bố sau bữa tối, đồng thời đảm bảo sẽ hoàn thành mục tiêu 30 tỷ rupee mỗi năm và còn hơn thế nữa, tất cả vì người dân Pakistan…

Tuy nhiên trên thực tế, theo AFP tính đến nay, sau 5 tháng gây quỹ, tất cả các khoản đóng góp mới chỉ đạt hơn 50 triệu USD, con số chưa thấm vào đâu so với số tiền khổng lồ ước tính mà hai đập sẽ tiêu tốn. Trong khi đó, hiện Pakistan vẫn đang phải tìm kiếm các khoản vay từ IMF cũng như các nước khác nhằm cân bằng của cuộc khủng hoảng thanh toán và nợ nần của chính phủ.
 

Giới chức nói gì?

Ông Danish Mustafa, chuyên gia địa chất của trường Đại học Hoàng gia không mấy lạc quan về việc xây dựng đập. "Tôi không thể tưởng tượng nổi. Không một quốc gia nào trên thế giới lại đi thực hiện một dự án cơ sở hạ tầng chiếm tới gần 10% tổng GDP. Chắc đầu óc phải có vấn đề mới đi làm điều đó", ông Mustafa nói.

Trước đó, năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford cũng công bố một nghiên cứu trên 245 con đập lớn trên thế giới được xây dựng từ năm 1934 đến năm 2007 và khẳng định các đập lớn đều "không có ý nghĩa kinh tế". Và họ cũng đã chọn ra dự án đập Diamer-Bhasha như một nghiên cứu điển hình về chi phí tiềm năng và tiến độ xây dựng bị kéo dài. Giả thử, nếu việc xây dựng được bắt đầu vào năm 2010, thì dự án sẽ không được hoàn thành cho tới năm 2027, khiến tổng chi phí có thể sẽ đội lên tới gần 30 tỷ USD.

Một trong những tác giả của bản báo cáo trên là giáo sư Bent Flyvbjerg, ông đã ví những người tìm cách xây dựng con đập này là "những kẻ ngu ngốc lạc quan liều lĩnh". Phát biểu quan điểm trên tạp chí Ecologist vào năm 2014, ông này cũng cho rằng, những dự án như vậy có nguy cơ bị lừa dối một cách công khai "vì lợi ích cá nhân, tài chính hoặc chính trị, bằng cách tô vẽ ra những triển vọng tích cực về đầu tư".

Trong khi đó, “ở bên kia chiến tuyến”, ông Shams-ul-Mulk, cựu chủ tịch Cục Phát triển điện và nước quốc gia (Wapda) lại hoàn toàn phản đối các lập luận trên. "Pakistan sẽ phải đối mặt với nguy cơ hạn hán nếu các đập lớn không được xây dựng. Những người phản đối việc xây dựng các đập lớn không nhận thức được rằng, cuộc khủng hoảng nước là có thật và họ không muốn Pakistan phát triển", ông Shams nói với BBC.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất