| Hotline: 0983.970.780

Tranh châm biếm Hội nghị G7 lan truyền khắp Trung Quốc

Thứ Hai 14/06/2021 , 10:39 (GMT+7)

Bức tranh châm biếm chính trị của một họa sĩ hoạt hình Trung Quốc, chế nhạo Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra ở Anh đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

 Bức tranh châm biếm của họa sĩ Trung Quốc 'Bantonglaoatang', bắt trước kiệt tác của đại danh họa Leonardo da Vinci. Ảnh: Global Times 

 Bức tranh châm biếm của họa sĩ Trung Quốc "Bantonglaoatang", bắt trước kiệt tác của đại danh họa Leonardo da Vinci. Ảnh: Global Times 

Bức tranh châm biếm của họa sĩ “Bantonglaoatang” với tựa đề The Last G7, nhái theo tuyệt phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của đại danh họa người Ý Leonardo da Vinci đăng trên Sina Weibo hôm thứ Bảy đã mau chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Lý do là Hội nghị Thượng đỉnh G7 đang diễn ra ở Cornwall (Vương quốc Anh), được coi là nỗ lực của Mỹ nhằm tập hợp các đồng minh chống lại Trung Quốc.

Hình ảnh bức tranh biếm minh họa cảnh tương tự như bữa ăn cuối cùng mà Chúa Giêsu cùng với các sứ đồ của mình trước khi bị đóng đinh vào cây thánh giá, với các biểu lộ khác nhau của 12 sứ đồ.

Theo đó tác giả “Bantonglaoatang” người Trung Quốc đã vẽ một bức tranh sống động về chín con vật, lần lượt đại diện cho Mỹ, Anh, Ý, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Úc và Ấn Độ đang ngồi quây quanh chiếc bàn với một chiếc bánh hình bản đồ Trung Quốc. Phía trên bức tranh là dòng chữ “Chúng ta vẫn thống trị thế giới”.

Một số nhà quan sát và cư dân mạng Trung Quốc phân tích rằng, những con vật này có những biểu cảm và cử chỉ trên khuôn mặt khác nhau, ngụ ý rằng mỗi thành viên của nhóm G7 đang thực sự có một âm mưu riêng để góp sức đàn áp Trung Quốc và duy trì chủ nghĩa bá quyền phương Tây.

Kẻ đội chiếc mũ quả dưa với lá cờ Mỹ là một con đại bàng hói ngồi ở giữa giống như Chúa Giêsu chủ xị trong Bữa tiệc cuối cùng. Phía trước chính giữa cái bàn có một cái máy in nhỏ và sấp tiền ngụ ý, chiếc máy đang in giấy vệ sinh thành đô la, và con số trên hóa đơn ngày càng lớn hơn - từ 2 nghìn tỷ USD đến 8 nghìn tỷ USD.

Ngoài ra còn có một cái móc sắt phía dưới chân con đại bàng hói và hai miếng bông dính máu trên bàn tay, cho thấy "sự tích lũy vốn của Mỹ được xây dựng trên sự áp bức". Một vlogger có biệt danh "bí ngô lưỡi sắc" cho biết trong video mới nhất phân tích bức hình minh họa, đã thu được hơn 700.000 lượt xem trên nền tảng trực tuyến Bilibili chỉ trong vòng 24 giờ, sau khi tải lên vào chiều thứ Bảy với nội dung: Hình ảnh đại bàng hói cho thấy nước Mỹ hung hăng nhưng lại đang bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng và xung đột chủng tộc...

Ngồi bên tay trái con đại bàng hói là một con sói xám, đội một chiếc mũ lưỡi trai với lá cờ Ý đang ngửa hai bàn tay giống như sứ đồ Andrew trong Bữa tiệc cuối cùng, như đang nói "Không" với đề xuất của Mỹ về nỗ lực chung của cả nhóm G7 trấn áp Trung Quốc. “Hình ảnh con sói xám cho thấy Ý, quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, miễn cưỡng hợp tác với Mỹ”, nick name "bí ngô lưỡi sắc" bình luận.

Tác phẩm 'Bữa tiệc cuối cùng' (The Last Supper) do danh họa Ý Leonardo da Vinci vẽ từ năm 1495 đến năm 1498. Ảnh: Getty

Tác phẩm 'Bữa tiệc cuối cùng' (The Last Supper) do danh họa Ý Leonardo da Vinci vẽ từ năm 1495 đến năm 1498. Ảnh: Getty

Bên cạnh con sói xám là con chó Akita, đại diện cho Nhật Bản không có cả chỗ ngồi, và đang bận rộn phục vụ "đồ uống" cho những con khác - đổ nước phóng xạ màu xanh lá cây vào ly của những con vật khác. Trên mạng Weibo, một số người dùng cho biết “nước màu xanh là nước bị ô nhiễm mà Nhật Bản định thải ra Thái Bình Dương từ nhà máy hạt nhân Fukushima”.

Tiếp đó, kẻ ngồi bên cạnh chó Akita là một con kangaroo thò tay chụp lấy xấp tiền mà Mỹ đang in. Con chuột túi tượng trưng cho “nước Úc hai mặt” tích cực hợp tác với Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc, nhưng cũng mong muốn kiếm tiền từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ, theo bình luận của “bí ngô lưỡi sắc”.

Ở phía góc bên trái bức tranh châm biếm là một con diều hâu đen, là đại diện cho nước Đức vì tư thế của nó gần giống với tư thế của Thủ tướng Angela Merkel trong một bức ảnh tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018. Theo cư dân mạng Trung Quốc, Đức tương tự như chú gà trống (đại diện cho Pháp) đang ngồi im lặng ở phía bên phải, có vẻ như quan tâm hơn đến các vấn đề của châu Âu hơn và tỏ ra ít nhiệt tình với chiến dịch lôi kéo của Mỹ.

Ở phía bên phải của chiếc bàn là một con sư tử và một con hải ly, lần lượt đại diện cho Anh và Canada- hai đồng minh thân cận của Mỹ. Trong khi ở góc bên phải của chiếc bàn có một con voi- đại diện cho Ấn Độ đang nhỏ lệ giống như một bệnh nhân Covid-19.

Phía bên dưới chiếc bàn có một con ếch đang huơ trên tay những tờ tiền và cố gắng nhảy càng cao càng tốt để với tới mặt bàn để nộp tiền cho Mỹ. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng chú ếch nhỏ tượng trưng cho chính quyền Đài Loan, vốn luôn ngả theo Mỹ.

Ngay sau khi được đăng tải, bức vẽ biếm đã gây xôn xao khắp cư dân mạng vào hôm Chủ nhật, với nhiều người dùng ca ngợi tác giả đã bộc lộ một cách sinh động và thẳng thắn những ý đồ xấu xa của phương Tây đang cố gắng bao vây Trung Quốc.

Một người dùng chế nhạo: “Nhưng có lẽ đây là 'bữa ăn tối cuối cùng của họ'. Với những vị trí khác nhau, vì những lợi ích khác nhau của riêng họ, các quốc gia này không thể hình thành một liên minh thực sự chống lại Trung Quốc”.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.