| Hotline: 0983.970.780

Trẻ em nhập viện tăng chóng mặt

Thứ Tư 17/10/2012 , 10:07 (GMT+7)

Mấy tuần gần đây, số trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 & 2 (TPHCM) đang tăng đột biến.

Mấy tuần gần đây, số trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 & 2 (TPHCM) tăng đột biến. Theo các bác sĩ, do trời mưa  kéo dài nhiều ngày, nhiệt độ môi trường ẩm thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, ký sinh trùng dễ sinh sôi và phát triển, gây nhiều chứng bệnh cho trẻ em.

Có mặt tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (đường Lý Thái Tổ, Q.10) từ sáng sớm, đập vào mắt  chúng tôi là hình ảnh chen chúc của hàng nghìn phụ huynh, vừa bế con nhỏ trên tay, vừa mang lỉnh kỉnh đủ thứ đồ (quần áo, ly, sữa, đồ chơi…) với vẻ mặt căng thẳng, mồ hôi nhễ nhại. Bên trong, toàn bộ khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông la liệt kẻ đứng, người ngồi.

Chị Nguyễn Thị Quý  (ngụ khu  5, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai) than: “Tôi xếp hàng  hơn 1 tiếng rồi mà vẫn chưa mua được sổ khám bệnh. Mua được sổ rồi lại phải lấy số xếp hàng không biết bao lâu nữa mới khám bệnh được cho cháu đây”.

Tương tự, chị  Nguyễn Thị Bé Thủy (ngụ ấp Phước Hiệp, xã Gia Bình, Trảng Bàng, Tây Ninh) cho biết: "Tôi đã xếp hàng từ 6h30, cả tiếng rồi mà chưa tới lượt!”.

Ở ngoài là thế, vào phía trong bệnh viện, tình cảnh còn khủng khiếp hơn. Chị Ngọc Trâm (ngụ đường Dương Bá Trạc, phường 2, Q. 8, TPHCM) cho biết: “Con tôi bị viêm phổi, nhập viện 11 ngày rồi mà vẫn chưa khỏi. Giường của cháu nằm có đến 6 bé nên rất chật chội, khó thở. Tôi  không chịu nổi nên cũng đổ bệnh 3 ngày nay. Hôm qua, hai mẹ con mới  chuyển xuống hành lang ở cho dễ thở.


Phòng bệnh lúc nào cũng đông nghẹt người

Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 7.000 trẻ em đến khám và điều trị. Hiện tại trẻ em nội trú tại bệnh viện  có khoảng hơn 1.700 em, trong khi bệnh viện chỉ có 1.400 giường bệnh. Tình trạng quá tải diễn ra phổ biến ở các  khoa như: hô hấp, nhiễm, sơ sinh… mà chưa có cách giải quyết.

Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Khoa có  tất cả 100 giường bệnh  nhưng hôm qua đã có hơn 280 trẻ nằm điều trị. Trong đó có 40 trẻ bệnh nặng phải  nằm phòng cấp cứu vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản”.

Các bác sĩ cũng cho biết, số trẻ em đến khám và điều trị thời gian gần đây cao gấp 2 đến 3 lần so với số giường bệnh của bệnh viện, một số giường phải nằm 4-5 trẻ điều trị, có khi lên tới 6-7 trẻ một giường. Nhiều trẻ em nằm ghép đã không chiụ nổi sự chật chội, ngột ngạt, khó thở đã phải chuyển xuống hành lang, cầu thang trong khuôn viên bệnh viện để tá túc. Ngay hành lang bệnh viện cũng đã biến thành... phòng điều trị. Hàng chục giường bệnh được kê sát vào nhau, người đi bộ chỉ còn cách lách qua các giường một cách khó khăn.

Tình hình quá tải trầm trọng cũng diễn ra tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (đường Lý Tự Trọng, Q.1). Theo Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, toàn bệnh viện có gần 1.500 giường  nhưng hiện tại có gần 1.900 trẻ đang nằm điều trị. Hằng ngày có gần 7.400 trẻ đến khám  điều trị. Trong đó, các khoa có trẻ nhập viện nhiều như: Khoa Hô hấp với 154 giường hiện có 245 trẻ; khoa Sơ sinh có 67 giường nhưng có tới 189 trẻ.

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện tại đang vào thời điểm rất dễ phát sinh bệnh hô hấp. Vài tuần nay mưa liên tục nên số trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng rõ rệt.

“Số trẻ dưới  2  tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 12 tháng tuổi đến khám và điều trị tăng cao nhất kể từ đầu năm đến giờ”, bác sĩ Loan nói.

Để phòng bệnh cho trẻ, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1&2 khuyến cáo:

- Quan tâm đến sức khỏe tổng thể của trẻ, giúp tăng sức đề kháng, qua việc chăm sóc răng miệng, giữ ấm, sạch cơ thể; Kiểm soát chế độ ăn uống đủ chất, giàu vitamin, khoáng chất. Không cho trẻ tiếp xúc với những chất độc hại như khói thuốc, các chất dễ gây dị ứng. Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bệnh.

- Khi trẻ bị ho, sốt, không được tự cho trẻ uống thuốc kháng sinh, cho trẻ đi khám bệnh khi trẻ ho nhiều hoặc sốt cao.

- Khi trời lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm; khi trời nóng cho trẻ mặc thoáng, lau mồ hôi thường xuyên để tránh gió từ  quạt máy thổi vào người. Trong lúc nằm máy lạnh nên để ở nhiệt đột từ 27-28 độ C, tránh luồng gió thổi thẳng vào người. Nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh bụi bẩn.

- Khám bệnh định kì cho trẻ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bệnh.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm