| Hotline: 0983.970.780

Trên 400 hộ dân ở Sa Đéc trong vùng có nguy cơ sạt lở

Thứ Năm 06/02/2020 , 08:45 (GMT+7)

Khu vực sạt lở sông Sa Đéc đoạn từ rạch Bình Tiên đến rạch Cái Đôi đang xuất hiện 3 hố xoáy nguy hiểm, đoạn sâu nhất là 18,5 mét có nguy cơ gây ra sạt lở cao.

15-58-09_5
Nhiều nhà dân bị ảnh hưởng do sạt lở.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở trên địa bàn thành phố Sa Đéc, sáng ngày 5/2, đại diện các Sở NN-PTNT; Giao thông - vận tải; Tài Chính; Kế hoạch - Đầu tư và UBND thành phố Sa Đéc đã có buổi khảo sát thực tế khu vực sạt lở để đề xuất phương án xử lý.

Qua khảo sát thực tế và đo độ sâu lòng sông tại các khu vực sạt lở sông Sa Đéc đoạn từ rạch Bình Tiên đến rạch Cái Đôi cho thấy trên đoạn sông này đang xuất hiện 3 hố xoáy nguy hiểm, đoạn sâu nhất là 18,5 mét có nguy cơ gây ra sạt lở cao.

Theo thống kê sơ bộ, trên đoạn sông này, hiện tại có 2 địa phương có hộ dân bị ảnh hưởng nhiều do sạt lở, trong đó bờ sông thuộc địa bàn phường 4 có chiều dài bị sạt lở khoảng 1,5 km với 312 hộ, địa phương đã di dời khẩn cấp 5 hộ. Riêng bờ phường 2 có chiều dài sạt lở hơn 1.700 mét với 120 hộ bị ảnh hưởng đã di dời khẩn cấp 4 hộ.

Hiện tại, thành phố Sa Đéc đã bố trí khu tái định cư để sẵn sàng di dời dân khi cấp thiết. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở, thành phố Sa Đéc kiến nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ kinh phí để tổ chức xây dựng bờ kè bảo vệ khu vực này để người dân yên tâm sinh sống, lao động và sản xuất đồng thời kiến nghị hỗ trợ kinh phí di dời các hộ dân nằm trong vùng khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở.

Đại diện các sở, ngành tỉnh đề nghị thành phố Sa Đéc nên có kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân đang nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao di dời đến nơi khác đồng thời có kế hoạch dài hạn, trong lúc chờ kinh phí của Trung ương và của tỉnh, địa phương nên cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện di dời khẩn cấp các hộ đang nằm trong vùng có nguy cơ cao. Đặc biệt, không cấp giấy phép xây dựng mới tại các khu vực đang xảy ra sạt lở.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.