| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Báo động gần 700 điểm sạt lở bờ sông

Thứ Tư 27/11/2019 , 08:36 (GMT+7)

Tình hình sạt lở bờ sông tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến ngày càng phức tạp. 

17-27-41_nh_1_hoi_tho
Hội thảo rất cấp thiết nhằm đưa ra những giải pháp khoa học phòng chống sạt lở và bồi lắng.

Ngày 26/11, tại TP Long Xuyên (An Giang), Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo quốc tế "Nguyên nhân, giải pháp hạn chế xói lở và bồi lắng trong hệ thống sông ĐBSCL".

Thống kê của ngành chức năng cho thấy, trong thời gian 10 năm trở lại đây, hiện tượng xói lở và sạt lở bờ tại các sông rạch tại ĐBSCL ngày càng gia tăng. Năm 2010 khu vực ĐBSCL có khoảng gần 100 điểm xói lở và sạt lở. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay số điểm sạt lở đã có hơn gần 700 điểm, tăng 7 lần so với 2010.

Các đại biểu tham dự tại hội thảo cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng xói lở bờ như: Do địa chất, địa hình, chế độ dòng chảy, thủy triều, đây là những nguyên nhân khách quan khó kiểm soát, nhưng không đột biến trong nhiều năm. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân có thể kiểm soát được đó là do con người tạo ra: Gia tăng trọng tải bề mặt, do xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở sát bờ, đường giao thông, tạo sóng từ phương tiện giao thông thủy, khai thác cát quá mức làm thiếu hụt bùn cát do xây dựng các hồ chứa trên dòng chính sông Mekong.

Ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL nhận định, ĐBSCL vốn là nơi chứa nhiều phù sa, cát sông Mekong tải về miệt mài bồi đắp. Nhưng từ 1992 trở về đây, sạt lở ngày càng gia tăng, bồi đắp ngày càng giảm. Nguyên nhân chính của việc sạt lở ĐBSCL là sự mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mekong, tức là sự thiếu cát và phù sa.

Nguyên nhân đằng sau là do các đập thủy điện chặn cát và việc khai thác cát trên sông Mekong ở tất cả các quốc gia từ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Số liệu của Ủy hội Mekong quốc tế cho biết so sánh giữa 1992 và 2014, tải lượng phù sa mịn của sông Mekong đã giảm 50%, từ 160 triệu tấn/năm xuống còn 85 triệu tấn/năm.

Sau này nếu có thêm 11 đập dòng chính ở Lào và Campuchia thì tải lượng phù sa mịn sẽ giảm còn 42 triệu tấn/năm. Về cát, sau này nếu có thêm 11 đập dòng chính ở Lào và Campuchia thì 100% cát sẽ bị chặn lại, tức là sẽ không còn có cát sỏi nào về ĐBSCL nữa.

Khi dòng nước bị thiếu phù sa sẽ nhẹ hơn, bị dư thừa năng lượng, chảy mạnh hơn, khoa học gọi là “nước đói”, có khuynh hướng ăn vào bờ và đáy sông để tự bù đắp, tự cân bằng động lực. Khi khai thác cát làm cho đáy sông sâu hơn thì bờ sông sẽ sụp đổ.

17-27-41_nh_2_trong_10_nm_tro_li_dy_hien_tuong_st_lo_hi_ben_bo_song_ti_dbscl_ngy_cng_gi_tng
Trong 10 năm trở lại đây, hiện tượng sạt lở hai bên bờ sông tại ĐBSCL ngày càng gia tăng.

PGS.TS Đinh Công Sản, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (Bộ NN-PTNT) chia sẻ về những giải pháp khắc phục sạt lở: Đầu tiên là phải quyết liệt ngăn chặn việc xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông chính.

Thứ hai là kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, khai thác cát sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến sự sạt lở, đồng thời ảnh hưởng cục bộ đến khu vực khai thác cát.

Thứ ba là vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, trong quy hoạch cố gắng quy hoạch đường giao thông và khu dân cư xa bờ sông càng nhiều càng tốt, cái đó sẽ giảm thiểu được mức độ nguy hiểm, đồng thời giảm được các công trình bảo vệ nó rất tốn kém.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung đang gặp nhiều khó khăn khi tình trạng sạt lở ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như ảnh hưởng đời sống người dân. Vì vậy, hội thảo lần này là rất cấp thiết nhằm đưa ra những giải pháp khoa học phòng chống sạt lở và bồi lắng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất