| Hotline: 0983.970.780

Trên 6.000ha và 60.000 người hưởng lợi từ hồ Đồng Mít

Thứ Hai 28/06/2021 , 12:45 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Hồ chứa nước Đồng Mít được Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 2.140 tỷ đồng sẽ vực dậy sản xuất nông nghiệp cho vùng Bắc tỉnh Bình Định.

Hồ Đồng Mít đang chạy đua với thời gian để về đích vào cuối năm nay. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hồ Đồng Mít đang chạy đua với thời gian để về đích vào cuối năm nay. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cuối năm nay, công trình hồ chứa nước Đồng Mít được Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện An Lão (Bình Định) sẽ tích nước phục vụ sản xuất và dân sinh cho các địa phương phía Bắc tỉnh Bình Định. Không chỉ sản xuất nông nghiệp của huyện An Lão được hưởng lợi từ công trình hồ chứa nước Đồng Mít, mà vùng phía Bắc huyện Phù Mỹ cũng được hưởng lợi.

Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết, để phát huy tối đa hiệu quả của hồ chứa nước Đồng Mít, điều kiện tiên quyết là phải có hệ thống thủy lợi sau thân đập được quy hoạch thật khoa học.

Cũng theo ông Chương, cuối năm nay, khi hồ chứa nước Đồng Mít tích nước kết hợp với tác động nhờ đập ngăn mặn trên sông Lại Giang (TX Hoài Nhơn) đi vào vận hành, 2 hệ thống này kết nối với nhau sẽ đảm bảo cấp nước tưới cho cả một vùng rộng lớn thuộc huyện An Lão, TX Hoài Nhơn và nhiều địa phương địa phương phía Bắc huyện Phù Mỹ.

Theo phân tích của ngành chức năng, việc dẫn nước từ hồ chứa Đồng Mít về đến sông Lại Giang thuộc TX Hoài Nhơn thông qua hệ thống ống dẫn có chiều dài khoảng 45km. Hệ thống này kết hợp với các công trình thủy lợi đang có sẽ cấp đủ nước tưới cho 725ha đất canh tác ven sông An Lão, đồng thời bổ sung nước giúp hệ thống đập dâng Lại Giang đảm bảo nước tưới cho gần 5.000ha, từ đập dâng Lại Giang nước sẽ được chuyển nước về phía Bắc huyện Phù Mỹ để tưới cho khoảng 700ha nữa.

Theo các chuyên gia thủy lợi, phương án chuyển nước từ đập dâng Lại Giang về các địa phương phía Bắc huyện Phù Mỹ phải thông qua hệ thống trạm bơm đặt trên sông Lại Giang, đoạn cách đập tưới Lại Giang khoảng 1km, cùng với đó là tuyến ống dẫn nước qua đèo Phủ Cũ.

Hệ thống trạm bơm gồm 4 tổ máy, mỗi năm sẽ bơm khoảng 5 triệu m3 nước vào đường ống có chiều dài 6,6km, nước sẽ đi xuyên đèo Phủ Cũ  theo hệ thống tuyến ống dài 350m qua đường hầm đến kênh dẫn nước dài 11,6km sau cửa hầm.

Hồ chứa nước Đồng Mít đã hoàn thành hơn 75% khối lượng công trình. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hồ chứa nước Đồng Mít đã hoàn thành hơn 75% khối lượng công trình. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hệ thống dẫn nước này kết hợp với các công trình thủy lợi hiện có đảm bảo cấp đủ nước tưới thêm cho 700ha đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ hệ thống hiện có đảm bảo cấp nước cho 6.200ha đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đầm Trà Ổ.

Hệ thống này còn tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 60.000 người dân thuộc các vùng khô hạn ven đầm Trà Ổ thuộc huyện Phù Mỹ, những địa phương thường xuyên thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trên địa bàn Bình Định hiện có 4 hệ thống thủy lợi lớn gồm: Hệ thống thủy lợi Sông Côn-Hà Thanh, hệ thống thủy lợi La Tinh, hệ thống thủy lợi phía Bắc Phù Mỹ và hệ thống thủy lợi Lại Giang. Hiện nay, phía Bắc huyện Phù Mỹ là vùng đất thường xuyên xảy ra khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Bởi, vùng đất này không có lưu vực sông lớn, hồ chứa hầu hết đều bé.

Thêm vào đó, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên trong những năm gần đây vùng đất này ít có mưa. Chính vì vậy, khi xây dựng phương án chuyển nước về vùng phía Bắc huyện Phù Mỹ, mục tiêu đề ra không chỉ cung cấp nước tưới, cấp nước trực tiếp cho sản xuất mà còn tính toán đến chuyện tích nước ở một số hồ chứa trên địa bàn huyện để dự phòng cho những mùa khô hạn.

“Phương án chuyển nước từ đập Lại Giang về vùng phía Bắc huyện Phù Mỹ không chỉ giải được bài toán khô hạn, mà còn tạo ra sự thay đổi có tính đột phá cho vùng đất này. Xét về mặt kỹ thuật, đủ nước sản xuất người dân thuận lợi gieo trồng, họ chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những cây trồng phù hợp, năng suất, sản lượng tăng, thu nhập tăng theo”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, khẳng định.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất