| Hotline: 0983.970.780

Triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ Tư 11/05/2022 , 14:38 (GMT+7)

Bình Phước Trước tình trạng một số bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở nhiều địa phương, tỉnh Bình Phước đã triển khai một loạt biện pháp phòng ngừa.

Theo báo cáo của tỉnh Bình Phước, năm 2021, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 52 xã, phường thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là hơn 5.000 con. Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đã xảy ra tại 62 xã thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố, với 739 con bò bị bệnh; tiêu huỷ 131 con bò chết (chủ yếu là bê dưới 6 tháng tuổi và bò già yếu). Bệnh lở mồm long móng phát sinh 1 ổ dịch tại thôn 4, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng với 22 con bị bệnh. Ổ dịch này được kịp thời khống chế nên không lây lan ra diện rộng. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện 2 ổ dịch tại thị xã Bình Long và xã Long Bình, huyện Phú Riềng, đã thực hiện tiêu hủy 29.500 con gia cầm bệnh, chết.

Nuôi heo áp dụng khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu dịch bệnh. 

Nuôi heo áp dụng khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu dịch bệnh. 

Theo Bộ NN-PTNT trong 3 tháng đầu năm 2022, một số dịch bệnh nguy hiểm như tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm, đang xảy ra ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm vẫn đang được kiểm soát tốt. Mặc dù vậy, tỉnh vẫn triển khai nhiều biện pháp về tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Mới đây, tỉnh Bình Phước tiếp tục có công văn về tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tại Công văn này, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo chi tiết, xuyên suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các ban ngành cấp tỉnh xuống đến xã, thôn.

Theo đó, công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý. Thành lập các đoàn công tác đến các xã, phường, thị trấn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh động vật, xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là các địa bàn đang có dịch bệnh phát sinh, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch phát sinh, tránh lây lan trên diện rộng.

Các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã chủ động tăng cường giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như: Viêm da nổi cục, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò, dại, cúm gia cầm, Niu-cát-xơn... bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

Trang trại gà Minh Dư của anh Tô Quốc Tú lớn nhanh, khoẻ mạnh nhờ nuôi áp dụng quy trình phòng bệnh đầy đủ.

Trang trại gà Minh Dư của anh Tô Quốc Tú lớn nhanh, khoẻ mạnh nhờ nuôi áp dụng quy trình phòng bệnh đầy đủ.

Sở NN-PTNT có trách nhiệm phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phối hợp Sở Nội vụ, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo khác của Trung ương.

Tại địa bàn huyện Chơn Thành, anh Tuấn, cán bộ Thú y huyện cho biết, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn đang được kiểm soát tốt. Hàng tháng, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức họp giao ban chăn nuôi – thú y các xã, thị trấn, nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, kết quả thực hiện và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn cấp xã.

“Trên địa bàn huyện, đối với trang trại quy mô, chủ cơ sở phải thực hiện giám sát lâm sàng và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi, những biểu hiện bất thường khác; ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện sớm và dập tắt ngay khi có dịch xảy ra; Duy trì việc giám sát dịch bệnh đến tận thôn ấp thông qua mạng lưới thú y cơ sở để kịp phối hợp với chính quyền địa phương, xử lý nhanh không để lây lan”, anh Tuấn cho biết.

Nhằm kiểm soát tốt tình hình phát triển và dịch bệnh trên đan gia súc, gia cầm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: điều tra thống kê tổng đàn, tiêm phòng các bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm, tổ chức các đợt phun thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ, hoặc đột xuất trên địa bàn huyện. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, hướng dẫn các trang trại xây dựng cơ sở an toàn dịch và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh trong và ngoài tỉnh, đồng thời có những khuyến cáo để tuyên truyền cho người chăn nuôi biết để chủ động phòng ngừa.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.