| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cây ba kích tím

Thứ Hai 03/02/2020 , 10:15 (GMT+7)

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng và triển khai mô hình trồng cây ba kích tím tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, với quy mô 1ha.

12-35-59_mo_hinh_b_kich_tim_ti_x_gio_binh_huyen_gio_linh
Mô hình trồng ba kích tím tại xã Gio Bình, huyện Gio Linh (Quảng Trị).

Sau hơn một năm triển khai đã cho những tín hiệu ban đầu rất khả quan, mô hình đã thể hiện rõ khả năng thích ứng cao, từ tỉ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng phát triển.

Mô hình được triển khai tại xã Gio Bình, huyện Gio Linh và xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh với 3 hộ tham gia. Kết quả bước đầu, đánh giá cây ba kích tím phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại các địa phương.

Đến nay tỉ lệ cây sống của cây đạt 95%; chiều dài thân đạt bình quân 1,2m; số cành cấp 1 đạt bình quân 5 cành/cây; có nhiều cây hình thành nhánh cấp 2, cấp 3, hiện tại cây đang hình thành củ, bình quân 5 - 6 củ/cây. Mô hình ba kích tím đang bước vào thời kỳ chăm sóc năm 2. Cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn cho nông dân chăm sóc vườn cây như làm cỏ, xới xáo, làm giàn, tu sửa giàn, bón phân, vun gốc quanh gốc cây.

Sản phẩm quan trọng của cây ba kích tím là rể củ. Đây là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, giảm xơ cứng động mạch. Theo y học cổ truyền, rễ ba kích vị ngọt, cay, hơi ấm không độc; có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân cốt.

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời ở những năm tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền, khuyến cáo trước khi  nhân rộng mô hình trồng ba kích tím trên địa bàn.

Ông Phan Ngọc Đồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, việc triển khai mô hình không chỉ góp phần bảo tồn một loài lâm sản ngoài ngỗ quý mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Thanh Hóa

Thanh Hóa ngăn chặn, tiến tới cấm khai thác hủy diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất