| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cây gai xanh ở đất Tổ

Thứ Ba 08/03/2022 , 09:38 (GMT+7)

PHÚ THỌ Với việc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm, cây gai xanh đang mở ra nhiều triển vọng tại huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).

Với ưu điểm trồng một lần, nhanh cho thu hoạch, khai thác trong nhiều năm và có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, cây gai xanh mới được đưa vào trồng gần 1 năm nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).

Năm 2021, UBND huyện Cẩm Khê phối hợp với Công ty An Phước (Hà Nội) đã tổ chức trồng cây gai xanh AP1 tại xã Phượng Vỹ. Ông Trần Văn Toản ở khu Trại Cụ đã tiên phong trồng 4 sào cây gai xanh, thay thế dần các cây hoa màu kém hiệu quả khác. Đất gia đình ông trước đây chuyên trồng sắn, ngô và các loại cây trồng khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên khi được tư vấn, gia đình ông đã chuyển sang trồng cây gai xanh.

Mô hình trồng cây gai xanh tại xã Phượng Vỹ (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã cho những kết quả rất triển vọng. Ảnh: Mạnh Thuần.

Mô hình trồng cây gai xanh tại xã Phượng Vỹ (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã cho những kết quả rất triển vọng. Ảnh: Mạnh Thuần.

Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây gai xanh phát triển tốt và đã cho thu hoạch đạt năng suất cao. Nhìn những cây gai xanh được chất thành từng đống và được đưa vào máy tuốt thành sợi gai xanh nhỏ, dài, mềm rồi đem ra khu vực phơi khô…, ông Toản cho biết: Cây gai xanh dễ trồng, đầu tư 1 lần cho thu hoạch trong vòng 5 đến 10 năm, mỗi năm cho thu hoạch 3 đến 4 lứa. Với giá bán hiện tại 45.000 đồng/kg, cây gai xanh có thể cho thu nhập khoảng 150  triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm thu hoạch được Công ty An Phước thu mua toàn bộ nên bà con tham gia trồng rất yên tâm sản xuất.

Cây gai xanh là loài cây có nhiều đặc tính tốt, giá trị sử dụng cao như: Vỏ của thân cây sản xuất thành sợi dệt vải chất lượng tốt; lá được sử dụng làm bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm...

Nhận thấy đây là cây trồng mới, phù hợp với đất đai và khí hậu của địa phương, ông Nguyễn Văn Chủ, một hộ dân ở khu Xóm Đạt (xã Phượng Vỹ) đã đề nghị với chính quyền địa phương phối hợp với Công ty An Phước đưa cây gai xanh về trồng và thành lập Hợp tác xã Tân Hợp với 7 thành viên do ông làm giám đốc.

Gai xanh là cây trồng có nhiều ý nghĩa, cả về mặt kinh tế cao và tạo môi trường bền vững trong sản xuất. Ảnh: Mạnh Thuần.

Gai xanh là cây trồng có nhiều ý nghĩa, cả về mặt kinh tế cao và tạo môi trường bền vững trong sản xuất. Ảnh: Mạnh Thuần.

Các thành viên trong HTX đã tiến hành cải tạo đất. Cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc được Công ty An Phước hướng dẫn cụ thể, ký hợp đồng đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Qúa trình thực hiện, được UBND huyện thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 

Ông Chủ tâm sự: "Gai xanh là cây mới có tiềm năng phát triển ở địa phương. Trồng cây gai xanh cho năng xuất gấp 4 lần cây ngô, khoai, sắn, phù hợp với chất đất địa phương. Từ đó, HTX đã báo cáo chính quyền địa phương và Phòng NN-PTNT huyện phát triển cây gai. Hiện nay chúng tôi đã trồng, từ 3 ha ban đầu hiện đã mở rộng được 8 ha”.

Gai xanh là cây trồng một lần có thể thu hoạch trên 10 năm, mỗi năm từ 4 - 5 lứa; chịu hạn tốt, thời gian thu hoạch từ 45 - 50 ngày/lứa, ít sâu bệnh. Do đó, bà con tiết kiệm chi phí cây giống và công chăm sóc. Hiện nay, cây gai xanh của HTX Tân Hợp đang phát triển tốt, đã cho thu hoạch vụ đầu tiên, trung bình đạt năng suất khoảng 18 tạ thân vỏ/ha, giá trị thu nhập trên 200 triệu đồng/ha.

Việc chuyển đổi các loại cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, không những tận dụng được tối đa diện tích, phủ xanh đất trống mà đã và đang là hướng đi triển vọng phù hợp trong phát triển nông nghiệp ở xã Phượng Vỹ.

Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, thay đổi canh tác nông nghiệp truyền thống tại địa phương, nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất