| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng phát triển cây quế ở vùng núi Quảng Nam

Thứ Sáu 14/05/2021 , 15:38 (GMT+7)

Việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hy vọng rằng, thời gian tới, đời sống người dân miền núi Quảng Nam được nâng lên từ loài cây bản địa.  

Tại Quảng Nam còn có nhiều vườn quế với tuổi thọ từ hàng chục đến hàng trăm năm. Ảnh: Duy Khánh.

Tại Quảng Nam còn có nhiều vườn quế với tuổi thọ từ hàng chục đến hàng trăm năm. Ảnh: Duy Khánh.

Nói đến cây quế ở Quảng Nam thì không thể nhắc đến huyện Nam Trà My, địa phương nổi danh với cái tên  “cao sơn ngọc quế”. Cây quế ở đây là một trong những cây trồng truyền thống và là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Cadong, Xê đăng, Bhnoong từ bao đời nay.

Quế Trà My được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 10/2011. Với đặc điểm có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, chứa hàm lượng tinh dầu cao nên Quế Trà My được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đã có 1 thời gian, cây quế mang lại giá trị kinh tế cao cho người đồng bào dân tộc đặc biệt là ở các xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Mai… Nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả từ loại cây này.

Tuy nhiên sau đó, do thị trường xuất khẩu bị ngưng trệ, lại thêm chất lượng quế Trà My giảm sút do nguồn cây giống lẫn tạp không bảo đảm chất lượng, cho nên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần, cuộc sống người trồng quế rơi vào cảnh khó khăn.

Nhiều nơi, người dân địa phương đành phải chặt bỏ nhiều diện tích quế để trồng lại keo lá tràm và các loại cây ngắn ngày khác. Mặc dù vậy, vì là loại cây đã gắn bó nhiều năm với người đồng bào dân tộc nơi đây nên họ vẫn quyết tâm giữ lại. Đặc biệt, những xã như Trà Leng, Trà Dơn vẫn có rất nhiều vườn quế bản địa có tuổi thọ lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm năm.

Với mong muốn giúp người dân địa phương tiếp tục phát triển kinh tế từ loại cây bản địa này, thời gian gần đây, huyện Nam Trà My đang có kế hoạch để đưa nghề trồng quế tại đây trở thành một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện cũng như tỉnh. Đây cũng được xem là một phương án thoát nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nơi đây.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển cây Quế Trà trên địa bàn tỉnh, phấn đấu phát triển và ổn định vùng nguyên liệu với diện tích trồng cây quế Trà My đạt 7.777 ha. Hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tỉnh này khuyến khích kêu gọi xây dựng 1 nhà máy chế biến tinh dầu quế có quy mô lớn để bao tiêu các sản phẩm quế trong vùng.

Cây Quế đã từng có 1 thời hoàng kim, giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc ở miền núi Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên khá giả. Ảnh: Duy Khánh.

Cây Quế đã từng có 1 thời hoàng kim, giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc ở miền núi Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên khá giả. Ảnh: Duy Khánh.

Trước những cơ chế này, vừa qua Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tỉnh Quảng Nam để thực hiện đề án “Quy hoạch vùng dược liệu hữu cơ, kết hợp nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu công nghệ cao”. Với kỳ vọng, khi dự án được triển khai sẽ giúp cho người đồng bào ở miền núi Quảng Nam có đầu ra ổn định cho cây quế, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập.

Theo bà Trần Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, 8 năm qua, Cty này đã và đang thu mua quế của bà con tại Lào Cai, Yên Bái. Nhờ vậy, người dân những địa phương này có nguồn thu ổn định, yên tâm sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu bình ổn cả về chất lượng, sản lượng và giá thành cho Cty.

“Những sản phẩm được chế biến từ cây quế là: Bột quế làm gia vị, quế ống, quế làm nguyên liệu cho nước uống thảo dược, nước rửa chén bát. Lợi thế của Cty là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm nước uống thảo dược không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu với sản lượng lớn. Đây cũng sẽ là sản phẩm trọng tâm trong tương lai và có thể đem lại nguồn lợi nhuận tốt, ổn định trong thời gian tới”, bà Hằng cho biết.

Được biết, dự án triển khai tại Quảng Nam có vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng trong đó quy hoạch vùng trồng quế là 4.500ha. Ngoài cây quế, thì Cty còn kết hợp thêm các loại cây nguyên liệu khác như ba kích tím (50ha), đẳng sâm (20ha), cát sâm (30ha), thổ phục linh (10.000ha). Tất cả đều trồng theo tiêu chuẩn GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Với những diện tích này, Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam sẽ kết hợp cùng với dân, hướng dẫn người dân trồng theo quy trình tiêu chuẩn. Cty chịu trách nhiệm cung cấp cây giống, phân bón hữu cơ và có kỹ thuật bám sát, đồng hành cùng bà con từ khâu trồng cây cho tới khâu thu hoạch, bao tiêu sản phẩm.

“Khi thực hiện dự án, chúng tôi sẽ ứng phần kinh phí lớn nhất có thể ra hỗ trợ trước cho bà con triển khai thực hiện vùng nguyên liệu ổn định, bền vững sau đó sẽ thu hồi bằng sản phẩm người dân canh tác.

Dự kiến, Cty sẽ xây dựng vùng nguyên liệu ở nhiều huyện vùng cao ở Quảng Nam. Điều này không chỉ giúp Cty thuận lợi trong quá trình sản xuất, thu hoạch mà còn giúp được bà con đồng bào dân tộc ở nhiều nơi phát triển được kinh tế từ chính mảnh đất của họ”, bà Hằng chia sẻ.

Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam khuyến khích Cty về địa phương để đầu tư phát triển các loại dược liệu, trong đó đặc biệt là cây quế. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam hoàn toàn thống nhất và mong muốn Cty làm càng nhanh càng tốt kể cả phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến.

"Chúng tôi đề nghị phía Cty cử cán bộ chuyên môn phối hợp với Hội sâm Ngọc Linh và quế Trà My, Trung tâm Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam để khảo sát các đặc tính của cây quế cũng như phong tục tập quán của bà con đồng bào, địa hình các huyện có cây quế. Trên cơ sở đó để đề xuất phương án liên kết với các Hợp tác xã để quy tụ người dân thực hiện. Trong đó, khuyến khích là trồng hữu cơ và phải có ứng dụng khoa học kỹ thuật cao để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng cây quế”, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

LÂM ĐỒNG VietinBank được vinh danh tại VLCA 2024 với hai giải thưởng quan trọng, khẳng định nỗ lực minh bạch thông tin và phát triển bền vững.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.