| Hotline: 0983.970.780

Trở lại vụ án 'người đàn bà với vạn lá đơn kêu oan'

Thứ Ba 14/03/2017 , 09:03 (GMT+7)

Báo NNVN nhận được đơn tố cáo khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Quý (thôn Kỳ Thủy, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) tố cáo ông Bùi Văn Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai...

Báo NNVN nhận được đơn tố cáo khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Quý (thôn Kỳ Thủy, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) tố cáo ông Bùi Văn Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, đã bất chấp sự thật, đổi trắng thay đen, có dấu hiệu bao che cho ông Nguyễn Văn Khương chiếm đất của gia đình bà. Chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu...

Theo biên bản xác minh của văn phòng luật sư Nguyễn Hồng Bách và cộng sự (Đoàn luật sư TP Hà Nội, là văn phòng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Quý) với ông Nguyễn Lương Đoàn, cán bộ địa chính xã Bích Hòa từ năm 1967 đến năm 1989, đề ngày 6/10/2011, thì lời chứng của ông Đoàn như sau:

“Tôi chứng nhận ông Phạm Văn Xin ở thôn Kỳ Thủy, xã Bích Hòa có một cái chuôm (ao) tại thôn Kỳ Thủy, nằm bên đường quốc lộ 21B. Thửa chuôm đó được ông Xin sử dụng kê khai những đợt kiểm tra năm 1976 và năm 1983. Sổ mục kê năm 1978 của xã Bích Hòa cũng thể hiện thửa chuôm thuộc quyền sử dụng của ông Xin. Khi ông Xin kê khai, không có ai tranh chấp”.

Sau năm 1983, ông Xin vẫn sử dụng cái chuôm đó cho đến khi mất. Cùng với lời chứng của ông Đoàn, còn có lời chứng của ông Phạm Văn Cách, SN 1939, trú tại thôn Kỳ Thủy, là cán bộ địa chính thôn Kỳ Thủy từ năm 1956 đến năm 1985. Lời chứng của ông Cách cũng tương tự lời chứng của ông Nguyễn Lương Đoàn.

Ông Cách còn cho biết thêm, trước cải cách ruộng đất, cái chuôm đó là tài sản chung của hai cụ Phạm Văn Tục (bố ông Xin) và cụ Phạm Văn Sang. Thời cải cách ruộng đất, do cụ Sang bị quy là địa chủ, nên năm 1956, đội cải cách đã chia cái chuôm này cho ông Xin. Ông Xin đã đứng tên chủ sử dụng suốt từ năm 1956, và đến năm 1983, cái chuôm đó vẫn là của ông, không ai tranh chấp.

Cùng với những lời chứng trên, sổ mục kê đất đai của xã Bích Hòa năm 1978, do cán bộ Phòng TN-MT huyện Thanh Oai cung cấp cho Văn phòng Luật sư, tại trang 17 cũng thể hiện người đứng tên chủ sử dụng cái chuôm đó, có diện tích 263m2, là ông Phạm Văn Xin.

Qua từng ấy lời chứng và tài liệu, có thể thấy, chủ sử dụng cái chuôm cạnh quốc lộ 21B thôn Kỳ Thủy (phía ngoài thửa đất ở của gia đình ông Phạm Văn Tình, con trai ông Xin) chính là ông Phạm Văn Xin. Năm 1996, ông Xin mất, con trai ông là Phạm Văn Tình, chồng bà Nguyễn Thị Quý, tiếp tục đứng tên sử dụng.

Năm 2001, ông Nguyễn Văn Ngọt có đơn ra UBND xã Bích Hòa, tranh chấp quyền sử dụng cái chuôm trên. Lý do ông Ngọt tranh chấp là, ông đã đổi đất cho bà Phạm Thị Xưa (con gái cụ Sang). Mặc dù ông Nguyễn Lương Đoàn đã khẳng định: “Qua các đợt kê khai ruộng đất thì ông Phạm Văn Sang, bố bà Xưa, chồng bà Xưa là ông Nguyễn Văn Cẩn, con trai ông Cẩn, bà Xưa là anh Nguyễn Văn Tắc, cả 4 người này chẳng ai kê khai là đang sử dụng cái chuôm này cả”.

Và mặc dù tại UBND xã, bà Xưa đã 2 lần khẳng định là bà “không có ao chuôm, đổi chác gì hết” (lời khẳng định này của bà Xưa đã được bà Quý ghi âm, và theo bà Quý nói thì bà đã nộp băng ghi âm cho TAND huyện Thanh Oai), nhưng trong khi UBND xã chưa kịp giải quyết, thì tháng 8/2002, con trai ông Ngọt là Nguyễn Văn Khương đã đổ đất lấp chuôm, bịt luôn ngõ vào nhà ông Tình - bà Quý.

Thấy vậy, ông Tình, bà Quý và con trai ông bà là Phạm Văn Oanh ra ngăn cản, dẫn đến hai bên xô sát. Vụ việc chẳng liên quan gì đến bà Lê Thị Hảo, thế nhưng bỗng dưng Hảo dẫn một nhóm người đến hành hung gia đình ông Tình. Ông Tình và anh Oanh bị đánh nhiều nhát bằng xà beng, ông Tình gục xuống, được đưa đi viện nằm điều trị, đến tháng 2/2003 thì chết, còn anh Oanh bị đâm mấy nhát xà beng vào xương sống, tuy không chết, nhưng bị hỏng cột sống vĩnh viễn.

Vụ hành hung làm xôn xao dư luận một vùng quê. Nhiều người dân đặt câu hỏi: Vụ tranh chấp chẳng liên quan gì đến Lê Thị Hảo, nhưng tại sao bỗng dưng Hảo lại dẫn người đến hành hung bố con ông Tình một cách vô cùng dã man, gây nên cái chết cho ông và gây thương tật cho con trai ông vĩnh viễn? Phải chăng Nguyễn Văn Khương đã thuê Lê Thị Hảo gây nên vụ hành hung này?

Hành vi của Lê Thị Hảo và đồng bọn đã có dấu hiệu cấu thành tội “giết người” và “cố ý gây thương tịch...” được quy định tại điều 93 và điều 104 Bộ luật Hình sự. Vợ chồng ông Tình đã nhiều lần có đơn gửi công an huyện Thanh Oai, công an tỉnh Hà Tây (cũ), thế nhưng không hiểu sao chỉ có công an huyện Thanh Oai về lập biên bản rồi... để đó, không xác minh, không điều tra, vụ án chìm dần vào im lặng.

Mãi sau, những người hành hung bố con ông Tình mới mang 1,4 triệu lên xã, nói là tiền... bồi thường. Theo bà Quý, thì do bị ông Tuấn, công an huyện Thanh Oai, phụ trách địa bàn xã Bích Hòa, ép buộc, bà đã buộc phải nhận.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.