| Hotline: 0983.970.780

Trồng 1 tỷ cây xanh - Hành động cho tương lai

Thứ Tư 17/03/2021 , 07:51 (GMT+7)

Trồng 1 tỉ cây xanh cần có những bước đi vững chắc, không nên vội vàng kiểu phong trào, qua loa cho xong, mà phải có bước đi bài bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động Tết trồng cây xuân Tân Sửu tại tỉnh Phú Yên ngày 20/2/2021. Ảnh: Kim Sơ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động Tết trồng cây xuân Tân Sửu tại tỉnh Phú Yên ngày 20/2/2021. Ảnh: Kim Sơ

LTS: Thủ tướng Chính phủ đã có sáng kiến về triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021 – 2025 với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”. Đây là chủ trương nhận được sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội.

Triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh thế nào để khả thi, phát huy được hiệu quả tốt nhất như tinh thần của Thủ tướng, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những kinh nghiệm, cách làm hay, cũng như hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lí, các doanh nghiệp… về vấn đề này.

Không qua loa, phong trào

Trồng 1 tỉ cây xanh cần có những bước đi vững chắc, không nên vội vàng kiểu phong trào, qua loa cho xong, mà phải có bước đi bài bản.

Nghiên cứu kỹ chỗ nào thì trồng cây gì

Tinh thần của chương trình 1 tỉ cây xanh, không chỉ là công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng thường xuyên của ngành lâm nghiệp, mà còn đặt vấn đề đẩy mạnh phát triển cây phân tán như cây xanh đô thị, các công trình công cộng, khu công nghiệp… Vì vậy, không đơn thuần chỉ là vấn đề cây xanh mà cần tiếp cận theo hướng cây đa tác dụng, hài hòa cả về yếu tố cảnh quan, môi trường sinh thái, yếu tố kinh tế.

GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). Ảnh: Tùng Đinh

GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). Ảnh: Tùng Đinh

Trồng cây, nguyên tắc lớn nhất là cây nào đất ấy, phải phù hợp với đất đai và khí hậu. Vì thế vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác định rõ chỗ nào thì nên trồng cây gì, đất nào trồng cây gì. Đây là vấn đề không thể chủ quan, mà cần có nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn đối tượng cây xanh cho phù hợp với từng nơi, phù hợp với các mục đích khác nhau.

Đặc biệt đối với các giống cây nhập ngoại, cần phải có khảo nghiệm, đánh giá kỹ để tránh lãng phí. Ví dụ một thời người ta phát động trồng cây phong lá đỏ ở đường phố, do không phù hợp nên bây giờ chết rất nhiều. Hoặc như ở nhiều đô thị, trồng quá dày đặc cây hoa sữa, mùi rất khó chịu, rồi lại phải chặt đi…

Vì vậy khi triển khai chương trình cần có những bước đi vững chắc, không nên vội vàng kiểu phong trào, qua loa cho xong, mà phải có nghiên cứu một cách bài bản, thiết thực, bền vững.

Quan điểm thứ hai là phải phù hợp với từng mục tiêu kinh tế, xã hội. Ví dụ đối với vùng miền núi, trung du, hoàn toàn có thể lồng ghép chương trình 1 tỉ cây xanh với các chương trình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu... Bởi cây ăn quả, cây công nghiệp bên cạnh là cây kinh tế, cũng đồng thời là cây xanh lâu năm. Tức là phải có cái nhìn tổng thể chứ không chỉ nhìn đơn thuần ở yếu tố lâm nghiệp là cây xanh lấy gỗ.

Những nguyên tắc cơ bản cho từng khu vực

Với nhóm cây đô thị, phải chia làm 2 loại là cây đường phố và cây công viên. Cây đường phố thì phải chọn cây phù hợp với từng tuyến phố, từng loại cây, phải có kỹ thuật trồng. Ở đô thị cái đầu tiên cần phải đảm bảo là yếu tố cảnh quan, cây xanh quanh năm là chính. Vấn đề nữa là kỹ thuật trồng và bố trí cây trồng.

GS.TS Lê Đình Khả cho rằng, cần có nghiên cứu, bước đi vững chắc, không nên vội vàng khi triển khai chương trình 1 tỉ cây xanh. Ảnh: TL

GS.TS Lê Đình Khả cho rằng, cần có nghiên cứu, bước đi vững chắc, không nên vội vàng khi triển khai chương trình 1 tỉ cây xanh. Ảnh: TL

Cây ở nơi công sở như các công trình trụ sở, trường học, bệnh viện…, không nên đưa cây cao, cây to vào trồng, mà cần lựa chọn loài cây có chiều cao vừa phải, tán rộng, xanh quanh năm, ít có nguy cơ gãy đổ, nên trồng ở nơi có ánh sáng, quang đãng (ví dụ như bằng lăng, lộc vừng, vàng anh…), không nên trồng quá sát vào công trình vì sẽ có nguy cơ gãy đổ, ảnh hưởng tới công trình.

Cây xanh ở đô thị hoặc các công trình trụ sở, khuôn viên, công viên, nhất là ở bệnh viện, trường học thì phải đảm bảo yếu tố vừa cho cảnh quan, vừa phải đảm bảo hoa lá, quả không gây ô nhiễm môi trường, không có độc…

Cây ở bệnh viện có thể trồng các loại cây vừa đảm bảo cảnh quan, vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng, vừa có mùi hương thơm, có lợi cho sức khỏe thì càng tốt, ví dụ cây tràm…

Đối với các công trình đường giao thông công cộng, tôi cho rất hợp lý cần phải tập trung đẩy mạnh vì phát triển lâu dài, vứa đảm bảo yếu tố cảnh quan, và dư địa để phát triển trồng cây xanh ở các công trình giao thông hiện nay cũng rất lớn.

Cây trồng ở công trình giao thông không nên trồng loài cây quá lớn, sẽ tốn kém về tiền giống, công chăm sóc, cây dễ chết vì rễ không phát triển, không nên trồng với mật độ quá dày.

Theo GS.TS Lê Đình Khả, rừng ngập mặn ven biển là một trong những khu vực cần được ưu tiên phát triển trong quá trình triển khai chương trình 1 tỉ cây xanh. Ảnh: TL

Theo GS.TS Lê Đình Khả, rừng ngập mặn ven biển là một trong những khu vực cần được ưu tiên phát triển trong quá trình triển khai chương trình 1 tỉ cây xanh. Ảnh: TL

Ở khu vực nông thôn, nhóm cây đường làng thì gần như cây đường phố, có thể kết hợp với cây ăn quả, ví dụ nhãn, xoài… đều có tác dụng cảnh quan, bóng mát, vừa có giá trị kinh tế….

Ở nông thôn, hiện nay cũng có thể đẩy mạnh trồng cây xanh thành các rặng cây ở các đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, kết hợp với thiết kế bải bản để vừa tạo cảnh quan, vừa có tác dụng làm hành lang chắn gió bão rất tốt để bảo vệ đồng ruộng. Cái này ở nước ngoài họ làm rất bài bản, nhưng nước ta thì chưa để ý.

Khu vực có điều kiện đặc thù, vùng cát, á sa mạc, có thể đẩy mạnh trồng cây phi lao, cây keo chịu hạn, xoan chịu hạn, có thể giúp ngăn chặn cát xâm nhập. Khu vực vùng ngập mặn cũng là vấn đề quan trọng, phát triển rừng ngập mặn ven biển thì nên chọn cây chịu được độ mặn, chịu được sóng, chịu ngập được, bảo vệ được đê, tạo nơi trú ngụ cho các loại hải sản, ví dụ cây đước…

(GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Du khách người Pháp chụp được hình mang Trường Sơn trên đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Những du khách người nước ngoài trong khi tham quan Vườn quốc gia Bạch Mã đã tình cờ gặp 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm và đã ghi hình lại.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất